Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Cảnh báo các trang web, tài khoản facebook giả mạo lừa đảo xuất khẩu lao động

10/10/2023 10:15

Kinhte&Xahoi Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) ra khuyến cáo, người lao động cần cẩn trọng, tránh bị lừa đảo trên môi trường mạng.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sử dụng một số website để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

Các website này được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Roumani, Ba Lan, Australia, NewZealand, Philippines, Đức, Hy Lạp…

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Ảnh quangninh.gov.vn

Sau khi đăng ký số điện thoại, người lao động sẽ được tư vấn viên giới thiệu qua các doanh nghiệp khác, mà phần lớn là doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài này sử dụng trang thông tin cá nhân (Facebook, Zalo) đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này như hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người lao động.

Khi người lao động chuyển tiền, các tài khoản này cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để người lao động tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác. Người lao động do ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng không đến trực tiếp công ty để làm việc, xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, chỉ liên hệ, trao đổi, làm việc thông qua mạng xã hội và số điện thoại. Khi đến thời hạn mà không được xuất cảnh, người lao động liên hệ lại thì các tài khoản và số điện thoại này đều khóa hoặc chặn liên lạc.

Phân tích thủ đoạn lừa đảo qua mạng, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Thông tin về đơn hàng tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa điểm người lao động đến làm việc, thông tin về Giấy phép hoặc website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với website chính thức mà doanh nghiệp đăng ký với Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Để tránh bị các đối tượng lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, Facebook, Zalo… và tuyệt đối không giao dịch, liên hệ với các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có Giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

 Phương Linh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Để chó chạy rông nơi công cộng, chủ vật nuôi hành hung người khác sẽ bị xử lý thế nào?

Những ngày qua, dư luận bức xúc trước sự việc người đàn ông bị chủ chó hành hung gây thương tích vì cản con chó không rọ mõm, thả rông tại sảnh chung cư... Nhiều người đặt câu hỏi hành vi đánh người gây thương tích; Thả chó không rọ mõm chạy rông nơi công cộng sẽ bị xử lý thế nào?

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/canh-bao-cac-trang-web-tai-khoan-facebook-gia-mao-lua-dao-xuat-khau-lao-dong-d199504.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com