Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Cảnh giác tình trạng lừa đảo bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà

13/02/2022 08:32

Kinhte&Xahoi Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có khoảng 25.000 ca dương tính với SARS-Cov-2 đang điều trị tại nhà. Lợi dụng tình trạng này, nhiều đối tượng đã mạo danh bác sĩ để chào mua các loại máy và thuốc điều trị, khiến cho người bệnh lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Lợi dụng sức khỏe của người bệnh để trục lợi

 Kể từ lúc dịch bệnh bùng phát mạnh tại thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, đã có rất nhiều hội nhóm trên mạng xã hội được lập ra nhằm hỗ trợ, chia sẻ thông tin về chữa trị COVID-19 tại nhà để người bệnh tham khảo.

Mặc dù mới lập trong thời gian ngắn nhưng group “Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà” do BS Hoàng Thanh Tuấn, Phó Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình, tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia sáng lập, thu hút hàng chục nghìn thành viên được các bác sĩ quân y tư vấn điều trị bệnh miễn phí.

Tại đây, sau khi bệnh nhân đăng tải những câu hỏi liên quan đến COVID-19, các bác sĩ sẽ trả lời bằng cách bình luận phía dưới. Số điện thoại của các bác sĩ và các bài viết tổng hợp thắc mắc được nhiều người quan tâm cũng được ghim lên đầu trang để tiện lợi cho người bệnh.

Nhiều người dân phản ánh bị kẻ xấu giả mạo bác sĩ để lừa đảo người bệnh

Nhóm được lập ra hoàn toàn miễn phí, không bán bất cứ một loại thuốc hay vật tư y tế nào. Chính vì thế, nhóm nhận được rất nhiều sự ủng hộ và quan tâm từ những người bệnh đang điều trị tại nhà.

Tuy nhiên gần đây, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng lừa đảo bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà. Mới đây, một số người bệnh trong group “Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà” đã phản ánh tình trạng một số đối tượng xấu mạo danh là bác sĩ và nhắn tin chèo kéo chữa bệnh.

Theo chia sẻ của anh H, ngay sau khi đăng tải bài viết hỏi về cách chữa trị COVID-19, anh ngay lập tức nhận được tin nhắn của một đối tượng mạo danh bác sĩ lôi kéo chữa trị bằng phác đồ riêng, đưa ra những cảnh báo về hậu quả lâu dài khiến người bệnh hoang mang, lo sợ, nhắc nhở gia đình người bệnh “muốn khỏi thì phải kiên trì".

Tương tự, chị M, một thành viên khác cũng chia sẻ sau khi đăng bài chị được một người xưng là bác sĩ hỏi rõ bệnh tình và nói những cách chữa thông thường mà các F0 hay dùng, đó là uống Vitamin C, rửa mũi, xịt họng. Ban đầu chị M cũng tin tưởng đây là bác sĩ thật, tuy nhiên chỉ đến khi đối tượng này chào mời mua các loại máy đo SpO2, máy đo nhịp tim và một số loại thuốc kháng virus trước rồi mới đến nhà khám thì chị M mới nghi ngờ.

Lời cảnh báo của một người dân khi kẻ xấu có ý định lừa đảo

Đáng lưu ý, những kẻ lừa đảo này đều dùng nick Facebook giả và giới thiệu là bác sĩ chuyên môn, giám đốc bệnh viện. Tuy nhiên, khi bị người bệnh nghi ngờ và nói là có người quen ở viện này thì kẻ giả mạo liền vội xóa bình luận trong bài viết và "lặn mất tăm".

Ngay sau khi nhận được thông tin tố giác từ người bệnh, các bác sĩ quản trị viên của group “Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà” đã xóa nick Facebook mạo danh này ra khỏi nhóm và có bài viết cảnh báo tới người bệnh.

Người dân cần nâng cao cảnh giác

 Sau sự việc trên, BS Hoàng Thanh Tuấn, Phó Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình, tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia lưu ý người bệnh: “Đối với các bệnh nhân khi tham gia các group, cần xem các bài viết giới thiệu về bác sĩ trong group đó để có thể liên lạc. Những người tự bắt chuyện làm quen thường là đối tượng không minh bạch rõ ràng, bởi các bác sĩ rất bận nên không có thời gian để tìm đến các bệnh nhân như vậy.

Điều quan trọng nhất khi điều trị tại nhà chính là là an tâm và đầy đủ thông tin. Vì khi mới nhiễm bệnh sẽ rất hoang mang, nếu có các bác sĩ hỗ trợ đầy đủ thông tin thì người bệnh sẽ an tâm mà điều trị khỏi. Vậy nên hiểu biết, có đầy đủ thông tin và có những người cung cấp thông tin sẽ là liều thuốc tốt nhất dành cho người bệnh".

Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn khuyên người bệnh cần cập nhập các thông tin từ các trang web chính thống từ các cơ quan nhà nước như Sở Y tế, Bộ Y tế và các bệnh viện uy tín hay những bác sĩ có thông tin rõ ràng.

Người dân cần nâng cao cảnh giác và tuân thủ theo phác đồ điều trị của nhân viên y tế

Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" do Bộ Y tế vừa ban hành, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà (Phiếu theo dõi theo mẫu quy định của Bộ Y tế tại phụ lục 2 của hướng dẫn này), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

Bộ Y tế lưu ý khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, F0 đang điều trị tại nhà phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; Trạm y tế xã, phường hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Cụ thể, các triệu chứng bao gồm: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. Nhịp thở, đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút. Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi nhịp thở ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi nhịp thở ≥ 30 lần/phút. Lưu ý ở trẻ em, cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu như: SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo). Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo). Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu F0 điều trị tại nhà bị sốt, đối với người lớn > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Đối với trẻ em > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/canh-giac-tinh-trang-lua-dao-benh-nhan-f0-dang-dieu-tri-tai-nha-189786.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com