Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021

01/01/2022 08:12

Kinhte&Xahoi Ngày 31/12, Văn phòng Quốc hội cho biết, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2022) và nhân dịp năm mới 2022, Tổng Thư ký Quốc hội đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021 do báo chí bình chọn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu tại điểm bỏ phiếu số 1 thị trấn An Lão, Hải Phòng

1. Thực hiện chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ Quốc hội, bảo đảm sự kế thừa, đổi mới, ổn định và phát triển

 Phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã chỉ ra nhiều định hướng lớn và những nhiệm vụ quan trọng để Quốc hội khóa XV tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Tại kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIV, việc kiện toàn nhân sự là bước chuyển giao quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đến hết nhiệm kỳ khóa XIV.

Đặc biệt, đã tập trung cao độ cho việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 gắn với công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, trong không khí toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm, những định hướng lớn đối với Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XV; Yêu cầu Quốc hội cần phát huy những thành tựu và kinh nghiệm của 75 năm qua, tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạn mới, để từ đó, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện thật tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân.

2. Cuộc bầu cử lịch sử, có quy mô lớn nhất, diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát lần thứ 4 đã được tổ chức thành công rất tốt đẹp

 Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là cuộc bầu cử có số lượng cử tri lớn nhất từ trước đến nay, với gần 70 triệu lá phiếu cử tri được bỏ tại 84.767 khu vực bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6% đã thể hiện ý thức trách nhiệm, niềm tin tưởng sâu sắc của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, đồng thời, khẳng định sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn dân, là mốc son mới trong lịch sử Quốc hội nước ta.

Với kết quả bầu được 499 đại biểu Quốc hội, cơ bản bầu đủ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Trong đó, chất lượng, cơ cấu đại biểu đều vượt chỉ tiêu đặt ra đã khẳng định công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng, dân chủ, đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, chất lượng học vấn của đại biểu Quốc hội khóa XV cao hơn so với các khóa trước đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách gần 40%, cao nhất từ trước tới nay cũng như một số chỉ tiêu về tính đại diện khác là cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành những quyết định kịp thời, chính xác, hợp lòng dân.

3. Tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chủ động, kịp thời ban hành Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội với 107 nội dung, đề án cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết

 Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 161/2021/QH14 của Quốc hội, ngày 24/6/2021, Đảng đoàn Quốc hội ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chương trình hành động đã thể hiện tinh thần quyết tâm đổi mới, đề cao tính kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đồng thời yêu cầu tính đồng bộ, hiệu quả trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Chương trình hành động đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 107 nội dung, đề án cụ thể trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đối ngoại và đổi mới phương thức hoạt động trong 5 năm tới của Quốc hội.

Cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết và Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã ban hành Chương trình hành động và tổ chức thực hiện, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Quốc hội trong tình hình mới.

4. Lần đầu tiên, Bộ Chính trị có Kết luận về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật cho cả nhiệm kỳ Quốc hội, là cơ sở quan trọng để Quốc hội, các cơ quan chủ động, tích cực triển khai từ sớm, phối hợp chặt chẽ bảo đảm tiến độ, chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật

 Ngày 13/11/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19/KL-TƯ về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở đó, Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã đề ra 8 nhóm định hướng lớn, 70 định hướng cụ thể, 137 nhiệm vụ lập pháp nhằm hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng hệ thống pháp luật, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; Huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021, tại Trụ sở Chính phủ sáng 18/11/2021

Để kịp thời triển khai toàn diện, sâu sắc, kịp thời Kết luận của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị toàn quốc theo hình thức trực tuyến.

Tiếp đó, ngày 5/11/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Đề án của Đảng đoàn Quốc hội, đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ và cơ quan, tổ chức hữu quan khẩn trương ban hành Kế hoạch và thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ lập pháp được giao và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

5. Đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất và thứ hai của Quốc hội khóa XV, tạo khởi đầu tốt đẹp cho cả nhiệm kỳ 5 năm

 Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã kiện toàn chức danh lãnh đạo Quốc hội, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Xem xét, quyết định nhiều vấn đề liên quan đến “quốc kế - dân sinh”.

Quốc hội đã nỗ lực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dốc sức phòng, chống dịch COVID-19; chủ động ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả trước diễn biến phức tạp của đại dịch, sớm ổn định và kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới” - đây được coi là sáng kiến lập pháp độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử lập pháp; Qua đó, đã trao quyền đặc thù, đặc cách, đặc biệt cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Quyết sách này của Quốc hội đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước. Với quyết định chưa có tiền lệ này, Quốc hội đã một lần nữa cho thấy sự quyết đoán, chung tay, đồng hành với cả hệ thống chính trị trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tại kỳ họp thứ hai, Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ và cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất và áp dụng nhiều cải tiến, đổi mới tổ chức kỳ họp. Theo đó, kỳ họp được tổ chức kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung, chủ động rút ngắn so với các kỳ họp cuối năm của Quốc hội những khóa gần đây, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Một số đề xuất đổi mới cách thức tổ chức kỳ họp như: Chia tổ thảo luận; Lần đầu tiên thử nghiệm biểu quyết điện tử; Cải tiến công tác thư ký tổng hợp thảo luận tại tổ để có ngay các báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội… đã góp phần xây dựng Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, đổi mới, minh chứng cho sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội, đồng thời, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các vị đại biểu Quốc hội, góp phần vào thành công chung của kỳ họp.

Có thể nói, thành công của kỳ họp thứ nhất và thứ hai đã khẳng định rõ vai trò, bản lĩnh, tầm nhìn bao quát của Chủ tịch Quốc hội - người đứng đầu cơ quan lập pháp, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với các vị đại biểu Quốc hội khóa XV để có được những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một Quốc hội “Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm”, một Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; Đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức nhiều phiên họp bất thường và ban hành các nghị quyết quan trọng với một số nội dung mang tính lịch sử, lần đầu tiên được áp dụng, góp phần đưa đất nước vượt qua đại dịch, để lại dấu ấn trong cử tri và nhân dân

 Trong thời gian Quốc hội không họp, với tinh thần khẩn trương, gấp rút, đúng quy định pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ động tổ chức một số phiên họp bất thường, ngoài giờ để kịp thời ban hành các Nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19; Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với khoản hỗ trợ khoảng 38.000 tỷ đồng thông qua phát tiền mặt trực tiếp cho người lao động nhằm góp phần ổn định đời sống nhân dân; Nghị quyết số 393/NQ-UBTVQH15 về bổ sung dự phòng ngân sách trung ương từ nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổ chức kỳ họp không thường kỳ lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc vào ngày 4/1/2022 để giải quyết nhiều nội dung quan trọng, cấp bách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

7. Hội nghị toàn quốc triển khai công tác giám sát lần đầu tiên được tổ chức nhằm tạo sự thống nhất, chủ động trong việc triển khai thực hiện, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội

 Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giám sát là một trọng tâm của đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội khóa XV.

Theo đó, công tác giám sát không chỉ tập trung vào khâu thực thi pháp luật, mà còn tập trung vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội huy động 63 HĐND và 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng tham gia các đoàn giám sát.

Ngày 4/11/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 với nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức, quy mô và nội dung Hội nghị. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trực tiếp chủ trì và chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị được tổ chức nhằm quán triệt tạo sự thống nhất, chủ động của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện chương trình giám sát, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; Làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2022; Góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và hậu giám sát.

8. Ngoại giao nghị viện để lại nhiều dấu ấn nổi bật, phát huy tối đa lợi thế cũng như hiệu quả sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong triển khai công tác đối ngoại, cùng hướng tới thúc đẩy tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

 Năm 2021 là năm đầu nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV đã ghi nhận những thành quả quan trọng về ngoại giao nghị viện. Việc tích cực chủ động thực hiện đối ngoại nghị viện đa phương và song phương trong hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu về đói nghèo, biến đổi khí hậu, phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch theo hướng kinh tế số, kinh tế xanh, tranh thủ kêu gọi tăng cường hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia đã góp phần khẳng định vị thế, vai trò của Quốc hội Việt Nam, là minh chứng sinh động của sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng giữa ngoại giao Nghị viện và ngoại giao Nhà nước, góp phần thực thi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đặc biệt, tại Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 42 (AIPA 42), các quốc gia đã ghi nhận 5 sáng kiến nổi bật của Quốc hội Việt Nam; Các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu đã tham dự trực tiếp Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, thăm chính thức Bỉ và Phần Lan; Thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ đã tiếp tục thể hiện vai trò tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam, đồng thời triển khai hiệu quả chủ trương ngoại giao vắc xin của Bộ Chính trị để góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch ở trong nước.

9. Bàn giao, tặng Nhà Quốc hội cho Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào

 Một trong những biểu tượng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành tặng cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào anh em là Tòa nhà Quốc hội Lào. Được khởi công từ tháng 7-2018, công trình này là dự án có giá trị cao nhất mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào.

Ngày 10/8/2021, tại thủ đô Viêng Chăn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội nước ta đã cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào tổ chức Lễ khánh thành, trao tặng công trình. Tòa nhà mới này được đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đánh giá có 4 cái nhất: “hiện đại nhất, hài hòa bản sắc dân tộc nhất, vững chắc nhất, có giá trị đầu tư lớn nhất”.

Công trình Nhà Quốc hội Lào là minh chứng thực tế và sinh động, là món quà tặng ý nghĩa, là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.

10. “Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021: Phục hồi và phát triển bền vững” được tổ chức kịp thời, với chủ đề thiết thực, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và đề xuất các giải pháp quan trọng về phục hồi, phát triển kinh tế

 Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 57 điểm cầu trong và ngoài nước do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì (ngày 5/12/2021) đã thu hút hàng trăm diễn giả là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp lớn tham gia.

Đây là cơ hội để Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tác phát triển của Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế, các đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, nhân dân, cử tri và cộng đồng doanh nghiệp hiến kế các giải pháp tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững; Những chính sách cụ thể về huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực thuộc chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với quy mô, liều lượng hợp lý nhất cũng như sự phối hợp giữa các chính sách này để duy trì các động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng mục tiêu dài hạn của phát triển bền vững hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh và chuyển đổi số.

Những giải pháp, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại Diễn đàn kinh tế lần này đã được Chủ tịch Quốc hội khẳng định sẽ là đầu vào, tư liệu quan trọng để Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan xây dựng, hoàn thiện Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất các gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới đây.

Anh Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cong-bo-10-su-kien-tieu-bieu-cua-quoc-hoi-viet-nam-nam-2021-187051.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com