Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Cư dân Hòa Bình Green City 4 năm chưa có sổ đỏ là do Thành phố?

11/07/2018 14:41

Kinhte&Xahoi Chiều ngày 8/7, Công ty TNHH Hòa Bình đã tổ chức cuộc đối thoại với cư dân Chung cư Hòa Bình Green City sau vụ việc cư dân biểu tình hôm 1/7 yêu cầu chủ đầu tư giao trả sổ đỏ.

Tham dự cuộc đối thoại có đại diện chủ đầu tư là ông Nguyễn Hữu Đường, tổng giám đốc (TGĐ) Công ty TNHH Hoà Bình cùng toàn thể bà con cư dân chung cư Hòa Bình Green City.

Tại cuộc đối thoại giữa khoảng hơn 100 cư dân với chủ đầu tư, người dân đã được cung cấp toàn bộ văn bản, quá trình Công ty TNHH Hoà Bình xin được chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất để làm sổ đỏ cho cư dân.

Theo lý giải của ông Đường, việc cấp sổ đỏ bị chậm trễ là do chưa nhận được các quyết định về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của UBND TP. Hà Nội để làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho dự án.

Ông Nguyễn Hữu Đường, tổng giám đốc (TGĐ) Hòa Bình đối thoại với dân hôm 8/7.

Theo đó, ngày 10/10/2012, UBND TP Hà Nội có quyết định về việc cho phép công ty CP nông sản AGREXIM chuyển mục đích sử dụng 17.377m2 đất tại số 505 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ kết hợp chung cư cao tầng – Hòa Bình Green City.

Năm 2013, UBND TP có quyết định về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất dự án đầu tư xây dựng dự án Hòa Bình Green City. Tổng số tiền sử dụng đất phải nộp là hơn 322 tỷ đồng.

Vào tháng 6/2015 do UBND TP ban hành quyết định về việc điều chỉnh khoản 1,2 Điều 1 tại quyết định tháng 12/2014 trên bổ sung khoản 2: “Công ty CP Nông sản Agrenxim có trách nhiệm liên hệ với Sở tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xác định tiền sử dụng đất và chênh lệch tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung (nếu có) theo quy định”.

Bổ sung khoản 2a, 2b như sau: “Đối với 25.000 m2 sàn tầng hầm 1 và các sàn từ tầng 1 đến tầng 5 của tòa CT01: Nhà nước chưa thu tiền sử dụng đất, chưa tính chi phí đầu tư xây dựng vào chi phí dự án để xác định giá đất… Trường hợp Công ty CP Nông sản Agrexim sử dụng diện tích sàn nêu trên để cho thuê có thu tiền hoặc chuyển nhượng sở hữu, chuyển giao cho thuê cho tổ chức, cá nhân khác thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định…”.
Được biết, đến ngày 24/2/2016, tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Hòa Bình Green City được Cục thuế TP xác nhận, chủ đầu tư đã nộp số tiền sử dụng đất là hơn 129 tỷ đồng.

“Công ty chúng tôi đã nghiêm túc chấp hành quyết định và đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với quyết định trên. Tuy nhiên, dù nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ tài chính trên, Công ty vẫn chưa nhận được quyết định về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của UBND Thành phố để làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân tại Dự án”, ông Đường cho biết.


Cư dân Hòa Bình Green City tập trung căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ cho cư dân hôm 1/7.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy hoạch tại dự án Hòa Bình Green City 505 Minh Khai đã dẫn tới nhiều khó khăn vướng mắc trong việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án này.

Sở TN&MT Hà Nội cho biết, sau khi UBND TP có quyết định 2507 ngày 14/5/2014 về việc điều chỉnh điều 1 quyết định 4507 năm 2012 về việc cho phép công ty CP nông sản AGREXIM chuyển mục đích sử dụng 17.377m2 đất tại số 505 phố Minh Khai (trong đó điều chỉnh quy hoạch của dự án) do có vướng mắc Sở này đã nhiều lần có văn bản báo cáo khó khăn vướng mắc trong việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án.

Được biết, từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2015, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã 3 lần có văn bản gửi Hội đồng thẩm định giá đất về phương án sử dụng giá đất tại 505 Minh Khai và thống nhất phương án thu tiền sử dụng đất là hơn 135 tỷ đồng.

Giá trị tiền sử dụng đất trên do đơn vị tư vấn đề xuất là giá trị tiền sử dụng đất đối với dự án theo quy hoạch mới, không tính doanh thu và chi phí đối với diện tích 25.000m2 sàn thương mại dành để miễn phí tiền thuê mặt bằng. Nhưng ngày 12/9/2016, đoàn Thanh tra thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ cấu chi phí, doanh thu của dự án Hòa Bình Green City.

Sau khi tiến hành kiểm tra, đoàn Thanh tra thành phố đã xác định lại số tiền sử dụng đất phải nộp về ngân sách nhà nước của dự án Hòa Bình Green City là hơn 134 tỷ đồng.

Đến ngày 20/10/2016, đoàn Thanh thanh tra thành phố tiếp tục kiểm tra, rà soát về 25.000m2 sàn thương mại tại dự án này đã xác định tiền sử dụng đất đối với phần diện tích 25.000m2 sàn thương mại tại tòa CT-01 là hơn 16 tỷ đồng.

Ngày 21/6 vừa qua, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể thành phố đã có buổi họp với các đơn vị Sở, cục Thuế và chủ đầu tư về việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án Hòa Bình Green City. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nêu ra phương án đề xuất nghĩa vụ tài chính bổ sung chủ đầu tư phải nộp khi điều chỉnh quy hoạch là hơn 13 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại buổi họp trên, chủ đầu tư vẫn không đồng ý với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung trên.

Cũng tại cuộc đối thoại, các cư dân đã đặt ra nhiều câu hỏi cho chủ đầu tư liên quan đến công tác vận hành toà nhà, thành lập Ban quản trị, chuyển giao Quỹ bảo trì cho cư dân…

 Nhiều cư dân Hòa Bình Green City tham gia buổi đối thoại với chủ đầu tư.

Về câu hỏi tại sao Hòa Bình Green City đã hoạt động được bốn năm mà chưa có BQT? Thì Hòa Bình cho rằng mình không có trách nhiệm phải làm việc này mà cư dân phải tự đứng ra thực hiện.

Khi được hỏi về quỹ bảo trì hơn 40 tỷ hiện đang ở đâu? Ngân hàng nào quản lý và việc công khai minh bạch quỹ này như thế nào, thì Hòa Bình nói rằng họ không gửi vào ngân hàng nào và hiện tại Hòa Bình đang quản lí số tiền trên.

Cư dân thắc mắc về việc nếu gửi ngân hàng thì mỗi năm sẽ thu về tiền lãi khoảng chục tỷ đồng với quỹ này thì ông Đường cho đưa ra các con số 12, 13, 13 đó lần lượt là số tiền lỗ Hòa Bình tự bỏ ra cho chi phí quản lý tại đây theo các năm 2015, 2016 và 2017.

Nhiều cư dân băn khoăn đây là những con số mà cư dân không thể kiểm tra hay xác minh được, thì Hòa Bình đã hứa sẽ gửi báo cáo kiểm toán theo từng năm đến tận tay cư dân.

 

 Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com