Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Đảm bảo lấy đủ nước phục vụ Nhân dân gieo cấy vụ Xuân 2022

23/01/2022 09:46

Kinhte&Xahoi Tính đến 16h ngày cuối cùng của đợt lấy nước thứ hai, thành phố Hà Nội và 10 tỉnh thuộc khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho gần 80% diện tích gieo cấy vụ xuân 2022. Đợt lấy nước thứ ba sẽ bắt đầu từ ngày 13/2/2022.

Gần 80% diện tích đủ nước gieo cấy vụ Xuân

Tổng cục Thủy lợi cho biết, trong ngày cuối cùng của đợt điều tiết nước thứ hai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiết giảm lượng nước hồ thủy điện bổ sung cho các sông: Hồng, Đà, Đuống.

Tính đến 16h ngày 22/1, mực nước trung bình tại Trạm thủy văn Hà Nội (đoạn cầu Long Biên, quận Long Biên) đạt 1,76m, mức cao nhất đạt 1,96m lúc 13-14h.

Kết hợp lượng mưa và vận hành công trình lấy nước sông, 11 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (tính đến 16h ngày 22/1) đã cấp đủ nước cho 403.422ha, đạt 79,64% diện tích gieo cấy vụ xuân 2022; Trong đó, tỉnh Thái Bình đã cấp đủ nước cho 96,2% diện tích, tỉnh Nam Định 92,52%, tỉnh Ninh Bình 90,62%, tỉnh Vĩnh Phúc 89%, tỉnh Hà Nam 88,48%, tỉnh Phú Thọ 81,78%... và thành phố Hà Nội đạt 49,89%.

 Tính đến nay, thành phố Hà Nội và 10 tỉnh thuộc khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho gần 80% diện tích gieo cấy vụ xuân 2022

Để cấp đủ nước gieo cấy vụ xuân, Tổng cục Thủy lợi đề nghị, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi vận hành tối đa phương tiện để đưa nước lên ruộng trong thời gian giữa đợt 2 và đợt 3 nếu điều kiện nguồn nước cho phép.

Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt điều tiết nước thứ ba (cũng là đợt cuối cùng) sẽ bắt đầu từ 0h ngày 13/2 đến 24h ngày 17/2 tới. Trong đợt điều tiết này, mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Sơn Tây (đoạn Trạm bơm Phù Sa, thị xã Sơn Tây) được duy trì từ 1,8m trở lên.

Chủ động các phương án lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

 Vụ xuân 2022, Hà Nội dự kiến gieo trồng khoảng 103.000ha, trong đó có 83.092ha lúa, 21.000ha rau màu... Thời vụ gieo cấy lúa xuân của Hà Nội tập trung trà xuân muộn: Gieo mạ từ ngày 22/1 đến 1/2/2022, cấy từ cuối tháng 1, tập trung từ ngày 4/2 đến 1/3.

Thời gian qua, do tình trạng khai thác cát lòng sông bừa bãi, dẫn đến mực nước các sông chảy qua địa bàn thành phố xuống thấp, ảnh hưởng đến việc lấy nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều kênh dẫn nước, trạm bơm, trong đó có cả trạm bơm dã chiến bị bồi lắng, cạn trơ đáy.

Ðể chuẩn bị công tác lấy nước phục vụ sản xuất vụ Xuân, các đơn vị thủy lợi và địa phương đã tiến hành nạo vét kênh mương, sửa chữa công trình thủy lợi, máy móc thiết bị các trạm bơm, lắp đặt trạm bơm dã chiến. Bà Nguyễn Thị Hạnh, sinh sống tại xã Thái Hòa, huyện Ba Vì cho biết, lượng mưa những tháng cuối năm 2021 rất thấp, khiến đất đai khô nẻ, háo nước.

Vì thế, ngay sau khi có lịch lấy nước tưới của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, người dân đã chủ động thu hoạch sớm các loại cây trồng vụ đông, chuẩn bị ruộng để lấy nước đổ ải gieo trồng vụ xuân đúng khung thời vụ tốt nhất.

Ðể chuẩn bị công tác lấy nước phục vụ sản xuất vụ Xuân, các đơn vị thủy lợi và địa phương đã tiến hành sửa chữa công trình thủy lợi, máy móc thiết bị các trạm bơm

Ðể sử dụng hiệu quả nguồn nước điều tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các quận, huyện, thị xã đã kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố, tổ chức thủy lợi cơ sở khẩn trương khơi thông cửa khẩu, lắp đặt trạm bơm dã chiến, sẵn sàng vận hành công trình tiếp nguồn nước các sông ngay khi mực nước đạt mức cho phép...

Theo đại diện Chi cục Thủy lợi, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ngay khi có lịch lấy nước, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố Hà Nội đã hoàn thành lắp đặt máy móc thiết bị và chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, vật tư sẵn sàng vận hành các trạm bơm.

Ðiển hình như Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích đã hoàn thành sửa chữa, bảo dưỡng 32 tổ máy công suất 1.100 m3/giờ tại Trạm bơm dã chiến Phù Sa, thị xã Sơn Tây, ba tổ máy bơm 1.000 m3/giờ tại Trạm bơm dã chiến Sơn Ðà, huyện Ba Vì và nạo vét khơi thông các tuyến kênh, cống, cửa khẩu các trạm bơm tưới…, bảo đảm lấy nước ngay khi mực nước sông cho phép.

Các địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp vận động nông dân thu hoạch sớm cây vụ đông để đưa nước lên ruộng, phấn đấu cấp đủ nước cho hơn 70% diện tích trong đợt thứ hai. Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội, Ðặng Anh Tuấn cho biết, công tác lấy nước tưới phục vụ sản xuất vụ xuân đã sẵn sàng.

Trong bối cảnh mực nước ngày càng xuống thấp, để giảm phụ thuộc nguồn nước điều tiết các hồ thủy điện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã kiểm tra, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội đầu tư kinh phí xây dựng công trình cố định nhằm xóa bỏ các trạm bơm dã chiến; Đầu tư cụm công trình đầu mối Liên Mạc, công trình chuyển nước từ sông Tích vào sông Ðáy… bảo đảm công tác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng thuận lợi.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), vụ Đông Xuân năm 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc dự báo phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn, như nguy cơ rét sớm, rét đậm, rét hại và tình trạng thiếu hụt nguồn nước. Mùa đông năm 2021-2022 có xu hướng gia tăng cường độ rét trong các tháng chính đông; Rét đậm, rét hại xảy ra sớm, tần suất mạnh. Lượng mưa khu vực Bắc Bộ từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022 phổ biến ít mưa và thời lượng mưa ở mức thấp hơn từ 10 đến 25% so trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, đặc biệt nguồn nước tới các hồ chứa lớn trên thượng lưu lưu vực sông Hồng tiếp tục xảy ra từ tháng 11/2021 đến 4/2022. Nguồn nước đến các hồ chứa lớn và trên các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt nghiêm trọng.

 Khắc Nam - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dam-bao-lay-du-nuoc-phuc-vu-nhan-dan-gieo-cay-vu-xuan-2022-188640.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com