Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Để không bị sập bẫy lừa đảo khi đi “chợ mạng”

04/07/2021 09:28

Kinhte&Xahoi Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng tuân thủ các quy tắc khi thực hiện mua hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, trực tuyến.

Để tránh bị lừa đảo, người tiêu dùng không chia sẻ, tiết lộ các thông tin cá nhân, thông tin đơn hàng cho các đối tượng không liên quan.

Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh bán hàng mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 thì loại hình kinh doanh này ngày càng được quan tâm sử dụng và trở nên phổ cập.

Thời gian qua trên cả nước đã xuất hiện nhiều sàn TMĐT thu hút lượng khách hàng lớn như Sen đỏ, Lazada, Tiki, Shopee… Nhờ đó, người tiêu dùng không phải mất thời gian đến trực tiếp các cửa hàng, cũng không phải chờ đợi lâu để thanh toán…, thay vào đó chỉ cần ở nhà, truy cập internet và thực hiện vài thao tác đơn giản là có thể đặt mua cho mình món đồ mong muốn. Sản phẩm sau đó sẽ được giao đến tận nơi theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó thì giao dịch qua TMĐT hay mua hàng trực tuyến vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như bị lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo, hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái... khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.

Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, hệ thống tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng của Cục thời gian qua đã nhận được rất nhiều cuộc gọi, đơn thư phản ánh về việc bị một số đối tượng lừa gạt người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch mua sắm trên các gian hàng TMĐT.

Đơn cử như trường hợp của anh N.H.T.A (TP HCM) khi đặt mua 1 đôi giày trên gian hàng của một sàn TMĐT với giá 689.000 đồng vào tháng 6/2021. Khi đơn hàng đã đặt chưa được giao cho anh, có 1 đơn vị khác lợi dụng thông tin cá nhân của anh để giao cho anh đơn hàng với đúng địa chỉ, đúng tên người nhận và cùng giá trị.

Tin tưởng là đơn hàng của mình, anh N.H.T.A đã nhận hàng và thanh toán tiền. Tuy nhiên, khi bóc kiện hàng ra, anh N.H.T.A phát hiện đôi giày không đúng với quy cách, chất lượng mà anh đã đặt.

Ngay sau đó, anh N.H.T.N đã liên hệ với bên giao hàng để trả lại thì không được đồng ý, đồng thời khi liên hệ với gian hàng thì bị chặn số, kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình thì thấy đơn hàng đã bị hủy.

Tương tự, anh N.V.T (Vĩnh Long) cũng đặt mua hàng của 1 shop trên sàn TMĐT vào tháng 10/2020. Sau khi nhận hàng và trả tiền, Anh N.V.T phát hiện thấy sản phẩm giao không đúng với đơn hàng mà anh đã đặt. Kiểm tra tiến độ đơn hàng trên sàn TMĐT thì thấy đơn hàng vẫn đang trong tình trạng đóng gói, chờ chuyển đi.

Như vậy, thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của anh N.V.T đã bị đối tượng nào đó thu thập và sử dụng cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp khác, chị N.T.N (TP HCM) khi đặt mua sản phẩm Sữa ong chúa tại 1 cửa hàng trên trang Facebook trong tháng 5 vừa qua. Sau khi bóc kiện hàng và thấy sản phẩm không đúng với đơn hàng đã đặt, chị N.T.N đã liên lạc với bên giao hàng và cửa hàng bán sản phẩm trên facebook đều không được hỗ trợ giải quyết. Cửa hàng đã tìm cách thoái thác, trốn tránh trách nhiệm với người tiêu dùng.

Theo đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tránh việc quyền lợi người tiêu dùng của mình bị xâm phạm, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo:“ Người tiêu dùng không chia sẻ, tiết lộ các thông tin cá nhân, các thông tin về đơn hàng của mình cho các đối tượng không có liên quan, hoặc đối tượng có thể lợi dụng thông tin này để lừa đảo, xâm hại người tiêu dùng”.

Trước khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng; có thể thông qua các công cụ tìm hiểu, các review đánh giá về cửa hàng và sản phẩm… để tăng mức độ hiểu biết, hỗ trợ cho quyết định đặt hàng của mình.

Đặc biệt, người tiêu dùng nên lựa chọn giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trên các sàn TMĐT có uy tín, đã được Bộ Công Thương, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, cho phép hoạt động.

Khi mua hàng hóa cần tuân thủ các quy định kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hường dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng. Thông báo chi tiết hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

 Vũ Anh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plushttps://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/de-khong-bi-sap-bay-lua-dao-khi-di-cho-mang-d159760.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com