Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Đẹp nao lòng mùa hoa gạo tháng 3

13/03/2020 15:46

Kinhte&Xahoi Tháng 3 về, những cành cây gạo bừng lên những bông hoa đỏ như thắp lửa rực rỡ đất trời.

 
Hoa gạo gắn bó với làng quê Bắc Bộ như một hình ảnh không thể tách rời như cây đa, bến nước, sân đình.

Hằng năm vào tháng 3, cứ độ cuối Xuân, đầu Hạ cũng là lúc hoa gạo đâm bông. Cây gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó phát tán đến Malaysia, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây có hoa màu đỏ, đặc biệt, khi hoa nở rộ lá cây sẽ rụng hết, trông cây hoa gạo lúc này như một đốm lửa bập bùng giữa một khoảng không trung khiến ai nghìn cũng say đắm.

 
Những bông hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời.

Hoa gạo còn có tên khác là Mộc Miên hay hoa pơ lang có hoa to, cánh hoa dầy và đỏ thắm, chỉ nở hoa duy nhất vào thời điểm tháng 3, tháng 4 trong năm. Cũng chính bởi sự mộc mạc này mà hoa gạo trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Hoa gạo gắn bó với làng quê Bắc Bộ như một hình ảnh không thể tách rời như cây đa, bến nước, sân đình. 

Loài hoa tên gạo, nhưng lại có màu đỏ thắm nở rộ, xòe ra như năm cánh sao làm đỏ rực một khoảng trời. Cũng đỏ như màu hoa phượng, nhưng hoa gạo không "gay gắt" và cũng chẳng "ồn ào".

 
 
Những bông hoa gạo bắt đầu nở đỏ cũng là tín hiệu báo cho muôn loài biết rằng đất trời đã chuyển từ mùa xuân của yêu đương sang mùa hạ của sự đơm hoa kết trái.

Tháng Ba đất trời trong như ngọc, khi những vạt nắng đã trở nên vàng ươm, sóng sánh rót xuống vạn vật, cũng là lúc ở mỗi làng quê, những bông hoa gạo bắt đầu nở đỏ cũng là tín hiệu báo cho muôn loài biết rằng đất trời đã chuyển từ mùa xuân của yêu đương sang mùa hạ của sự đơm hoa kết trái.

 
Hoa gạo trở thành một đề tài riêng bất tận trong thơ và nhạc.

Cây gạo từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê, nó gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội. Hoa gạo khiến lòng người đi xa nôn nao, nhung nhớ. Cũng từ lâu, hoa gạo trở thành một đề tài riêng bất tận trong thơ và nhạc, để mỗi lần được đọc một bài thơ hay nghe một bản nhạc, lòng lại đầy khắc khoải, dâng lên một nỗi ngậm ngùi khôn nguôi.

“Nếu một ngày lại thấy nao nao

Tháng ba gọi, hoa gạo nở đầy con đường cũ

Em hãy về cùng tôi và nhắn nhủ

Vẫn nhớ một mùa hoa gạo đỏ thôn quê..”.

PV


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: HATAP

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com