Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Điểm sáng về công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19

30/07/2020 18:25

Kinhte&Xahoi Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua tại Hà Nội được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời với những hình thức và nội dung có tính sáng tạo, đột phá, thiết thực, hiệu quả; trong đó đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL giúp người dân nhận thức rõ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch.

Chủ động, kịp thời các nội dung tuyên truyền

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn TP, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã chủ động, kịp thời tham mưu UBND TP ban hành Công văn về tăng cường tuyên truyền các vấn đề dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn TP (trong đó có tuyên truyền pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19); về việc đẩy mạnh TTPBGDPL về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Các tập thể có thành tích trong công tác tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống dịch Covid-19 được nhận Bằng khen. Ảnh: Đình Tuệ

Ngoài ra, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng đã ban hành 05 văn bản gửi các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến cán bộ và nhân dân Thủ đô; Hội đồng phối hợp PBGDPL TP thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở TT&TT định hướng công tác tuyên truyền rõ ràng tới các đơn vị để cùng đẩy mạnh tuyên truyển pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trang thông tin điện tử PBPL của TP liên tục, kịp thời, chính xác đăng tải thông tin về quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và TP để phòng, chống dịch. Hội đồng PBPBGDPL TP đã chỉ đạo Sở Tư pháp biên soạn tài liệu và phối hợp tổ chức tuyên truyền về pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, xử lý hành vi đăng sai thông tin về bệnh truyền nhiễm, tăng giá, đầu cơ, tích trữ hàng hóa..., chú trọng hành vi nghiêm cấm, các biện pháp phòng, chống dịch và chế tài xử lý...

Hội đồng PHPBGDPL TP còn thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp biên soạn tài liệu để phát trên hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh và chữa bệnh, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để tăng cường cường tuyên truyền pháp luật phòng, chống truyền nhiễm trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch.

Các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL được các cấp, các ngành TP triển khai đồng bộ, kịp thời với nội dung tập trung vào các hành vi vi phạm và chế tài xử lý gây bức xúc trong dư luận về phòng, chống dịch như: Hành vi cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh dịch, cố ý khai báo, thông tin sai sự thật, từ chối hoặc trốn tránh biện pháp cách ly theo quy định, phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh, không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh...; chế độ, quyền lợi đối với người áp dụng biện pháp cách ly y tế, chế độ khám, điều trị đối với người mắc bệnh, người tham gia công tác phòng, chống dịch; các quy định pháp luật khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh..., lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân; những hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thuốc men, vật tư y tế... trái phép; những hành vi che giấu thông tin, đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh gây hoang mang trong nhân dân, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch, hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường như vứt khẩu trang bừa bãi, xả thải không đúng nơi quy định...

Nhiều hình thức tuyên truyền sáng tạo

Hình thức tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP mang tính chất sâu, rộng, đổi mới, sáng tạo, đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện thực tế và có hiệu quả cao như: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên hệ thông báo, đài; tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua ứng dụng Hà Nội smart City liên tục bằng hình thức chạy chữ 13 hành vi, nhóm hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch và chế tài xử lý; tiếp nhận các thông tin phản ánh kịp thời về việc phòng, chống dịch bệnh của người dân; tuyên truyền qua Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị; đẩy mạnh tuyên truyền trên màn hình điện tử tại các tòa cao tầng, khu đô thị; Hội nghị trực tuyến; Hội thảo, cuộc, mô hình, cách thức tuyên truyền, giáo dục mới và các hình thức khác...

Trong công tác tuyên truyền đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh, tại các đơn vị trên địa bàn TP đã có nhiều hình thức tuyên truyền sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực. Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan tại nơi công cộng bằng băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, bảng LED...; xe lưu động đến từng địa bàn dân cư, chú trọng các thôn, xã vùng sâu, vùng xa trung tâm, (các Sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã đã in ấn 181.005 pano, apphích, phướn, băng rôn, khẩu hiệu).

Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở (65,607 lượt phát sóng), qua ấn phẩm như: tờ rơi, bản tin, thông báo nội bộ, tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi – đáp, cẩm nang, sổ tay, tờ gấp (Sở Tư pháp in ấn và phát hành 420.000 tờ gấp tìm hiểu về pháp luật về phòng, chống dịch, quận huyện đã in ấn và phát hành gần 3.000 sách, cẩm nang, hơn 3 triệu tờ gấp).

Tuyên truyền qua tin nhắn điện tử (quận Thanh Xuân), thư điện tử, giải đáp qua đường dây nóng (Cục Thuế Hà Nội gửi qua hệ thống ASM tới 150.000 DN có đăng ký emai với quan quan thuế, tư vấn giải đáp của điện thoại khoảng 7.000 lượt cuộc gọi)... in đĩa video phòng, chống dịch (các quận, huyện đã phát hành 230 đĩa video, gồm: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, huyện Sóc Sơn, huyện Ba Vì)

Một số đơn vị đã tích cực mô hình sáng tạo như lập fagpage tuyên truyền (thị xã Sơn Tây, huyện Sóc Sơn, quận Cầu Giấy); tuyên truyền dưới các thứ tiếng cho người nước ngoài (Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, thị xã Sơn Tây)... qua hệ thống loa lưu động trên xe máy, xe tay kéo (Ba Đình, Đống Đa)...; bằng xe lưu động (Mỹ Đức, Mê Linh, Hoàn Kiếm)...; qua xây dựng đĩa, in ấn và phát hành (Hà Đông, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Đống Đa); qua màn hình Led (Tây Hồ, Cầu Giấy); lập nhóm zalo (Đống Đa)..

Nhiều thông tin tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, tuyên truyền cho người nước ngoài trên địa bàn TP. Đặc biệt, thông điệp tuyên truyền 13 hành vi, nhóm hành vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch với mức xử phạt cao nhất, những hành vi bức xúc trong dư luận liên quan đến phòng, chống dịch với thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu do Sở Tư pháp Hà Nội trực tiếp biên tập và thông tin trong thời điểm cao điểm thực hiện cách ly xã hội đầu tháng 4-2020 đã lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trên địa bàn TP mà còn trên phạm vi cả nước. Đồng thời, đẩy mạnh hiệu ứng của các lực lượng chức năng trong việc xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Ngay sau khi qua giai đoạn cao điểm phòng chống dịch, Hội đồng PHPBGDPL TP đã có buổi họp giao ban chỉ đạo định hướng công tác TTPL, GDPL; trong đó định hướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của các tầng lớp nhân dân đối với dịch bệnh trên địa bàn TP đồng thời tăng cường tuyên truyền pháp luật để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP.

Nhằm ghi nhận, động viên, khích lệ những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã quyết định trao Bằng khen cho 36 tập thể, 38 cá nhân. Báo Pháp luật & Xã hội vinh dự nhận được 2 Bằng khen cho tập thể và cá nhân (PV Khánh Huy- Ban thư ký tòa soạn).

Linh Anh - Theo PLXH

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Link bài gốc https://phapluatxahoi.vn/diem-sang-ve-cong-tac-tuyen-truyen-phap-luat-lien-quan-den-phong-chong-dich-benh-covid-19-203298.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com