Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Đông Anh – Hà Nội: Hai trại nuôi lợn xây dựng trên đất nông nghiệp

19/03/2020 09:18

Kinhte&Xahoi Hai trang trại nuôi lơn rộng hàng nghìn mét vuông được xây dựng trên đất nông nghiệp từ cuối năm 2018 tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch huyện Đông Anh, Hà Nội. Hậu quả, dẫn tới việc gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Điều đáng nói khu đất này đã được mang ra đấu giá và có người trúng thầu nhưng không hiểu vì sao cơ quan chức năng lại chưa bàn giao mặt bằng cho người trúng thầu, không hề xử lý các sai phạm trên khiến dư luận bất bình.

Tòa soạn nhận được phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Đại Mạch (huyện Đông Anh, Hà Nội) về việc trên địa bàn xây dựng không phép trại lợn trên đất nông nghiệp, xả thải trực tiếp ra sông Hồng, gây ô nhiễm môi trường.  Đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân nơi đây.

 

 Hai trại lợn xây dựng hàng nghìn mét vuông không phép trên đất nông nghiệp

Để xác minh thông tin trên, phóng viên đã tìm về nơi có trại lợn nằm trên địa bàn xã Đại Mạch. Theo xác minh ban đầu, thì 2 trại lợn này rộng khoảng hàng nghìn mét vuông với cả mấy trăm con lợn, có mùi hôi thối nồng nặc, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. 

Ông M (một người dân sống gần trại lợn) bức xúc nói: Đó là trại lợn của nhà ông Tuấn, không kể ngày hay đêm, chúng tôi đều bị hành hạ bởi mùi hôi thối bốc ra từ hai trại lợn. Đặc biệt là hai trại lợn này xả thải thằng ra kè sông Hồng, vào tháng 3 nước lớn thì nước sông Hồng vào đến sát trại lợn, ảnh hưởng đến nguồn nước. Tôi là những người sống lâu năm ở thôn Mạch Lũng, đều biết đây là khu đất canh tác nông nghiệp, nhưng không hiểu tầm tháng 10 năm 2018, thấy mấy chục người mang vật liệu vào xây dựng hai trại lợn lớn, chính quyền xã cũng chưa có biện pháp xử lý gì, nó vẫn tồn tại kia.

Một người dân khác (xin giấu tên) phản ánh thêm là trại lợn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp trước đây là lò gạch thủ công, sau khi giải phóng theo chủ trương của thành phố thì cuối năm 2017 lo gạch bị giải  tán, sau đó huyện cho đấu giá, khu đất đấy được mang ra đấu giá và cũng đã có người trúng thầu nhưng không hiểu sao người trúng thầu chưa được nhận đất mặc dù đã hơn 1 năm nay.

Theo tìm hiểu của PV được biết, hai trại lợn nói trên nằm trên đất nông nghiệp tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh. Ngày 18/8/2018 khu đất này đã được UBND huyện Đông Anh cho đấu giá thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp với tổng diện tích là 29.800m2. 

Ngày 24/8/2018, UBND huyện Đông Anh lần lượt có Quyết định số 4400/QĐ-UBND và 4401/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp công trên địa bàn huyện Đông Anh cho ông Bùi Minh Tiến và ông Nguyễn Văn Sản cùng trú tại thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch. Trong Quyết định nêu rõ “phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng 13.200m2 đất nông nghiệp công tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch cho ông Nguyễn Văn Sản” và “phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng 16.600m2 đất nông nghiệp công tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch cho ông Bùi Minh Tiến”.

Quyết định số 4401/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp công trên địa bàn huyện Đông Anh.

Thông báo của UBND xã Đại Mạch thông báo ông Tiến nộp tiền thuê đấu giá quyền sử dụng đất.

Ông Tiến và ông Sản cho biết, ngay sau khi trúng thầu, cả hai ông đều đã nộp đủ số tiền thuê đất và hoàn thành nghĩa vụ đối với diện tích đất trên. Nhưng không hiểu sao chưa đầy 1 tuần sau khi tổ chức đấu thầu, nhà ông Tuấn đem khoảng 20 công nhân và tập kết vật liệu xây dựng hai trại lợn to hàng trăm m2, trong khi người dân cũng kịp thời lên xã để thông báo, nhưng họ vẫn tiếp tục xây dựng để hiện trạng bây giờ là 2 trại lợn đi vào hoạt động gây ô nhiễm môi trường, còn người trúng thầu vẫn chưa nhận được đất.

Ông Tiến đã nộp đủ số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.

Trước những sai phạm nghiêm trọng trên, PV báo Kinh doanh và Pháp luật đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Chi, chủ tịch UBND xã Đại Mạch qua điện thoại. Theo đó, ông Chi khẳng định “ông Tiến có trúng thầu và cũng đã báo cáo với xã làm thủ tục bàn giao đất cho ông Tiến. Nhưng do giữa người trúng và người không trúng thầu chưa thống nhất được với nhau một số vấn đề nên xã đang xin ý kiến huyện. Tài sản của 2 ông phải thống nhất để bên phòng tư pháp huyện đưa vào đơn giá để đưa cho trung tâm quỹ đất áp đơn giá vào để trả lại còn nếu chưa thống nhất được đơn giá thì chưa thể nào giao. Còn nếu trong trường hợp thống nhất đơn giá với nhau rồi nhưng 2 bên không tự nguyện thì huyện sẽ lập phương án cưỡng chế lại để giao cho ông Tiến”.

Trả lời PV về việc trại lợn trên là xây dựng trái phép, ông Chi cho biết UBND xã đã có lập những biên bản vi phạm. 

Để nắm rõ thông tin về việc “thỏa thuận về giá” phóng viên có trao đổi với ông Tiến (người trúng thầu dự án nông nghiệp tại xứ đồng Bãi bồi thôn Mạch Lũng -PV), ông Tiến khẳng định “xã có gọi tôi lên để thoả thuận về giá với ông Tuấn (người đang xây dựng trái phép hai trại nuôi lợn trên đất nông nghiệp mà tôi trúng thầu), nhưng tôi không đồng ý, vì trong quyết định trúng thầu có điều khoản, là người trúng thầu chỉ được canh tác đúng mục đích là làm nông nghiệp, không được chuyển nhượng, vì thế tôi mà thỏa thuận về giá với ông Tuấn như xã Đại Mạch giàn sếp là vi phạm pháp luật”.

Ông Tiến bức xúc trình bày, và cung cấp cho PV các giấy tờ liên quan đến mảnh đất làm dự án nông nghiệp với PV.

Đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Đông Anh sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý, trả lại môi trường sống trong lành cho bà thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch. Cùng với đó cần có hình thức kỷ luật nghiêm với những người liên quan khi cố tình làm sai luật để có lợi ích riêng cho cá nhân mình, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống và quyền lợi của những người khác.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tại Khoản 1, Điều 18 chương II Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND do chủ tịch UBND Hà Nội, ban hành ngày 24 / 02 / 2017 về việc quy định đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy định rõ quyền của người trúng đấu giá:

a) Được công nhận kết quả trúng đấu giá và làm các thủ tục để nhận đất, xác lập quyền sử dụng đất theo quy định.

b) Được hưởng các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

c) Được quyền sử dụng hạ tầng kỹ thuật trong khu đất và kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài khu đất để phục vụ cho việc sử dụng đất.

Hay như tại Điều 21 của Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND về việc Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất trên thực địa cho người trúng đấu giá có nêu rõ:

Sau khi người trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ nộp đủ tiền trúng đấu giá, Đơn vị tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất đến cơ quan tài nguyên môi trường để làm thủ tục bàn giao mốc giới khu đất, ký hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất); Văn phòng Đăng ký đất đai để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp đấu giá quỹ đất nông nghiệp công ích để cho thuê đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, người trúng đấu giá ký hợp đồng thuê đất với Ủy ban nhân dân cấp xã (không thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trúng đấu giá, cơ quan tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất tổ chức bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời thực hiện cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành.

 

Nhóm PV điều tra

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: KD&PL

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com