Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Ghế massage Okia: Mập mờ nguồn gốc, xuất xứ

05/12/2018 09:22

Kinhte&Xahoi Nhân viên bán hàng khẳng định ghế massage nhãn hiệu Okia là sản phẩm Nhật Bản. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty lại thừa nhận ghế Massage Okia được sản xuất, nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ghế massage cao cấp toàn thân là sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp với giá trị không hề nhỏ. Tuy nhiên, vì là sản phẩm không phổ biến nên những hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm này là hoàn toàn mập mờ dẫn đến nguy cơ mất nhiều tiền nhưng lại mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Sản phẩm của hãng Okia mập mờ nguồn gốc.

Mới đây, toà soạn liên tục nhận được thông tin phản ánh về việc ghế massage Okia của Công ty TNHH Thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Nhằm xác minh nội dung thông tin phản ánh, PV đã khảo sát thực tế, ghi nhận tại 1 số điểm bán sản phẩm ghế massage Okia và nhận thấy những phản ánh trên là hoàn toàn có cơ sở.

Cụ thể, trong vai người mua hàng, PV đã có mặt tại số 222 Trần Duy Hưng, tầng 1, BigC Thăng Long nơi gian hàng bày bán của sản phẩm ghế massage Okia. Tại đây chúng tôi được tư vấn về các loại ghế massage khác nhau. Với những dòng sản phẩm có giá trị từ 40 -250 triệu đồng.

Nhân viên này còn khẳng định rằng, tất cả ghế massage tại đây đều là hàng chính hãng nhập khẩu nguyên chiếc tại Malaysia. Thế nhưng, theo quan sát của PV thông tin trên chiếc ghế massage này không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, thay vào đó là tem nhãn với thông tin rất sơ sài bằng tiếng Anh. Giới thiệu là sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc nhưng khi ngỏ ý muốn xem các giấy tờ chứng minh hàng chính hãng thì nhân viên tại đây từ chối với lý do lúc nào khách hàng mua sẽ có giấy tờ đầy đủ.

Lãnh đạo công ty nói gì?

Trước những dấu hiệu mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, PV đã có buổi làm việc trực tiếp với đại diện Công ty TNHH thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu để xác minh các thông tin liên quan đến vấn đề trên.

Tại buổi làm việc, trái với những gì nhân viên bán hàng khẳng định, bà Lâm Thị Nga, Giám đốc công ty lại cho biết tất cả sản phẩm của Okia sản xuất và nhập khẩu nguyên chiếc tại Trung Quốc và phát triển theo công nghệ của Malaysia. Bà Nga còn khẳng định thêm: “Tất cả sản phẩm của công ty đều được dán tem nhãn phụ đầy đủ”.

Mặc dù bà Nga khẳng định như thế nhưng ngay sau buổi làm việc PV đã có mặt khảo sát thêm một số showroom bán hàng khác của Okia. Cụ thể, tại điểm bán hàng tầng 2, Siêu thị Điện máy Pico (76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), trái ngược hoàn toàn với những gì đại diện của Công ty TNHH chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu trả lời, nhân viên ở đây vẫn khẳng định tất cả ghế massage ở đây đều là hàng chính hãng sản xuất và nhập khẩu nguyên chiếc tại Malaysia.

Đặc biệt hơn, theo quan sát của PV, tất cả sản phẩm ở đây đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, trái ngược hoàn toàn với lời nói của đại diện công ty. Khi được hỏi về lý do tại sao lại không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt thì nam nhân viên trả lời: “Dán vào thì rất đơn giản, bên em làm được ngay nhưng làm thì không cần thiết lắm”!.

Sản phẩm ghế massage Okia không có nhãn mác tiếng Việt.


Được biết, căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định: "Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Như vậy, với việc nhân viên bán cho rằng không cần thiết dán tem nhãn tiếng Việt thể hiện việc coi thường quyền lợi chính đáng của khách hàng. Liệu đây là hậu quả của sự lười biếng từ nhân viên bán hàng hay không nằm trong yêu cầu cần có của lãnh đạo công ty? Vẫn chưa dừng lại ở đó, cùng một câu hỏi về giấy chứng nhận CO.CQ (CO: Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ; CQ: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm - PV) của chiếc ghế massage Okia, lại một lần nữa câu trả lời lại trái ngược hoàn toàn giữa công ty và nhân viên bán hàng.

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, đại diện của công ty cho biết: Ghế massage Okia chỉ có CO chứ không có CQ vì theo luật Việt Nam chưa yêu cầu. Nhưng nhân viên tại điểm bán hàng trên lại khẳng định ghế massage Okia có đầy đủ giấy CO và CQ.

Trước những thông tin mâu thuẫn về phía công ty và nhân viên bán hàng khiến người tiêu dùng liên tục bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi, phải chăng người tiêu dùng đang bị đánh lừa bởi nguồn gốc thật sự của ghế massage?

Trong khi đó, tại Điều 8, Luật Bảo vệ người tiêu dùng: Quyền của người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Ở một khía cạnh khác, trên website chính thức (Okiaglobal.com) Công ty TNHH thiết bị và chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu có rất nhiều thông tin khác nhau về các sản phẩm. Tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy được thông tin nào liên quan đến đến nguồn gốc xuất xứ hay thông tin sản xuất của các sản phẩm, thay vào đó chỉ là dòng giới thiệu rất mập mờ: “Khởi nguồn từ Malaysia”.

Trước những thông tin mâu thuẫn giữa đại diện công Công ty TNHH thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu và nhân viên của công ty đã tư vấn bán hàng với người tiêu dùng, khiến dư luận liên tục đặt ra nhiều câu hỏi. Đối với các khách hàng đã từng mua sản phẩm tại công ty này có quyền được khởi kiện và đòi bồi thường hay không? Người tiêu dùng cần cân nhắc khi bỏ ra một số tiền lớn để mua sản phẩm ghế massage để tránh tình trạng “bỏ núi tiền để nhận về trái đắng”.

Báo sẽ tiếp tục thông tin!

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa

Từ ngày 15/9/2018, Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Xử lý hành vi vu khống theo Bộ luật Hình sự 2015

Vu khống, được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác...

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng BHXH cho bà. Vậy, thời gian bà nằm viện 4 tháng có được tính là thời gian công tác không?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com