Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Giá bán lẻ điện sinh hoạt cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở được tính như thế nào?

17/11/2022 19:09

Kinhte&Xahoi Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở tại Hà Nội được áp dụng theo quy định của Bộ Công Thương tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 và Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12/09/2018.

Sinh viên, người lao động được hưởng giá bán lẻ điện như thế nào?

Nếu sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (bên thuê nhà không phải là hộ gia đình) có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên, có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).

Trường hợp người thuê nhà để ở là hộ gia đình, chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (chủ nhà có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức.

Sinh viên, người lao động thuê nhà để ở được hưởng giá bán lẻ điện như thế nào?

Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. Nếu chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn.

Theo đó, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho Công ty điện lực tại địa phương để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Đường dây nóng để phản ánh trường hợp chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định

Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 18 nghìn chủ hộ có nhà cho thuê trọ tại Hà Nội đã ký cam kết với EVN Hà Nội sẽ thu tiền điện đúng quy định. Nếu phát hiện các trường hợp chủ nhà trọ tại Hà Nội thu tiền điện sai quy định, sinh viên, người lao động nên liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng của EVN Hà Nội qua số điện thoại 19001288 và của Sở Công Thương là 024.22155571 và 024.22155527 để ngành Điện cùng các cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra và xử lý.

Người thuê trọ có thể tính được tiền điện bằng công cụ tính hóa đơn

Trong trường hợp chủ hộ có nhà cho thuê thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định, EVN Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm của chủ nhà trọ để làm cơ sở xử phạt theo quy định.

Sử dụng ứng dụng của ngành điện để tính tiền điện hàng tháng

Để kiểm tra xem số tiền điện hàng tháng có được tính chính xác hay không, chủ nhà và người thuê trọ có thể sử dụng tính năng “Công cụ tính hóa đơn tiền điện” trên Website evnhanoi.vn và App EVNHANOI. Chỉ với một vài thao tác đơn giản như nhập thông số về tổng điện năng tiêu thụ, số định mức (số hộ dùng điện)… là hệ thống sẽ tự động tính toán số tiền điện cụ thể.

Thời gian tới, EVN Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác áp giá bán điện tại các địa điểm cho thuê nhà, thường xuyên tuyên truyền cho người thuê nhà biết về các chính sách, quy định có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết quy định về giá bán điện cho người thuê nhà tại các điểm giao dịch khách hàng, khu công nghiệp, trụ sở khu phố… và tại từng nhà trọ để đảm bảo cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở được hưởng chính sách giá điện của Nhà nước.

 Tuấn Minh - LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/gia-ban-le-dien-sinh-hoat-cho-sinh-vien-nguoi-lao-dong-thue-nha-de-o-duoc-tinh-nhu-the-nao-148555.html?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com