Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Giới trẻ chia sẻ cách “chung sống hoà bình” với áp lực cuộc sống

07/04/2022 21:34

Kinhte&Xahoi Đi cùng sự phát triển của xã hội hiện đại, áp lực là thứ luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ. Ai cũng có những câu chuyện riêng, áp lực riêng đến gia đình, xã hội và từ chính bản thân mình. Áp lực là thứ không thể tránh khỏi, nhưng chúng có thể lựa chọn cách đối mặt và giải tỏa thay vì để nó “cuốn” vào vòng xoáy không lối thoát…

Hãy chia sẻ khi có thể!

 Sinh ra trong một gia đình có truyền thống trong ngành giáo dục, Trần Diệu Linh (25 tuổi, sống tại quận Long Biên, Hà Nội) thừa nhận mình là người chịu được áp lực cao vì ngay từ nhỏ, Diệu Linh đã được gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng.

"Nhà mình có truyền thống giáo dục và nghệ thuật nhiều đời nên từ nhỏ mình đã được rèn giũa học hành, nề nếp. Lại sẵn có chút năng khiếu về âm nhạc nên cả gia đình càng quan tâm, kỳ vọng ở mình hơn. Có nhiều khi chỉ cần một lời động viên cũng đủ để khiến mình áp lực rất nhiều.

Đã có nhiều thời điểm Diệu Linh không tìm được tiếng nói chung cùng gia đình

Mình cũng từng bị hạn chế lên mạng, không cho phép chuyện yêu đương, đi chơi vào buổi tối nếu không phải là đi cùng một nhóm bạn… Bất bình, buồn bã và những câu hỏi như 'Tại sao mình phải như thế?”, “Tại sao nhiều bạn khác được thoải mái hơn?” cứ quẩn quanh trong đầu mình trong suốt nhiều năm.

Nhưng càng lớn, mình càng hiểu và thương bố mẹ nhiều hơn. Để có được cuộc sống như hiện tại, bố mẹ đã phải đánh đổi quá nhiều nên rất muốn con mình mạnh mẽ nhờ kinh nghiệm của thế hệ trước.

Thực ra, mình nghĩ rằng tâm lý chung của bố mẹ là muốn mình có thể toàn diện nhất nên đôi khi gây áp lực lên các con từ nhỏ. Dù vậy, khoảng cách 2 thế hệ là quá lớn nên rất khó để "làm bạn" với con", Diệu Linh chia sẻ.

Đối với Diệu Linh, một trong những cách giải tỏa áp lực thời học sinh và ngay cả trong cuộc sống hiện tại của cô là tâm sự và chia sẻ nhiều hơn. Cô gái 25 tuổi cho rằng, nếu để những bức bối ở trong lòng thì sẽ rất khó để giải quyết và là nguyên nhân của sự trầm cảm. Vì vậy, điều quan trọng nhất nên để vượt qua khó khăn về tâm lý chính là sự chia sẻ.

Một kế hoạch hoạch học tập, làm việc, vui chơi và tự tin chia sẻ sẽ giúp giới trẻ giải tỏa những áp lực trong cuộc sống

"Nếu không thể “làm bạn” được với bố mẹ, hãy để những áp, suy nghĩ trong bạn được giải toả cùng với bạn bè cùng trang lứa, những người luôn sẵn sàng cùng bạn ước mơ và đồng hành cùng nhau. Có lẽ mình vẫn rất may mắn khi mỗi thời điểm trong cuộc đời đều có những người người sẵn sàng lắng nghe chia sẻ khi mình không thể nói chuyện tự nhiên được với bố mẹ.

Để bản thân không bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc sống, mình tin rằng một kế hoạch học tập đi kèm giải trí, thư giãn phù hợp là rất quan trọng. Nếu một ngày nào đó cảm thấy cần nghỉ ngơi, hãy cứ tạm gấp lại những việc dang dở, thưởng thức một đồ uống mình thích, đọc vài trang sách, nghe một bản nhạc hay đơn giản là đi dạo chút bên ngoài thôi, cũng giải tỏa được căng thẳng hơn rồi", Diệu Linh chia sẻ thêm.

Ngừng so sánh bản thân với người khác

 Giống như hầu hết những người trẻ hiện đại, Phạm Quyền (24 tuổi, sống tại quận Hà Đông, Hà Nội) từng trải qua áp lực đồng trang lứa nặng nề.

"Ngày còn đi học, áp lực đồng trang lứa là nỗi ám ảnh mãi không thể dứt đối với mình. Hồi học cấp 3, các bạn trong lớp mình đều rất giỏi. Đến thời điểm thi đại học, hoặc là các bạn đỗ vào những trường top đầu, hoặc các bạn lần lượt đi du học còn mình chọn học tại một trường đại học dân lập. Trong 4 năm đại học, mình cũng rất cố gắng để vừa học cho tốt, vừa đi kiếm tiền để phụ bố mẹ.

Áp lực đồng trang lứa từng khiến Phạm Quyền ám ảnh suốt những năm tháng còn đi học

Cứ tưởng rằng đi làm rồi sẽ thoát khỏi áp lực đồng trang lứa nhưng đúng vào lúc mình vừa tốt nghiệp đại học lại là thời điểm dịch COVID-19 ập đến, áp lực này lại càng nặng nề hơn. Trong khi bạn bè bằng tuổi đã có xe nọ, nhà kia thì mình vẫn lật đật bắt đầu công việc mới...

Nhưng sau một thời gian rơi vào “khủng hoảng”, mình nhận ra là chừng nào vẫn còn so sánh bản thân với người khác, mình vẫn sẽ luôn phải chịu áp lực rất lớn. Nên thay vì so sánh với người khác, mình chỉ so sánh mình với mình thôi. Mình của hôm nay tốt hơn hôm qua đã là một sự nỗ lực rất đáng tự hào rồi", Quyền nói.

Chàng trai 24 tuổi cũng cho rằng, thay vì đau đầu, áp lực về một tương lai lộng lẫy ở tương lai để rồi trói buộc bản thân trong mớ suy nghĩ không lời giải, mỗi người đều có thể chọn những cách nhẹ nhàng hơn để sống. Với Quyền, áp lực cũng là một phần của cuộc sống, nếu phải đối mặt với nó, thì cách duy nhất chính là mạnh dạn thấu hiểu, hoà hợp rồi vượt qua.

Tập cho mình thói quen ngừng so sánh bản thân với người khác là cách nhiều người trẻ thực hiện để vượt qua các áp lực trong cuộc sống

“Mình đã chấp nhận đối mặt với áp lực để từ đó biết cách sắp xếp, tối ưu hoá được công việc và quản lí thời gian tốt hơn. Mình thường chọn "giải toả" áp lực bằng cách dành một khoảng thời gian nhỏ trong tuần để làm điều mình thích, đi ăn một món ăn ngon, về nhà thăm gia đình hay ngồi cà phê dạo phố... Một khoảng thời gian nhỏ cho bản thân như thế giúp mình "sạc pin" sau 1 tuần miệt mài rất hiệu quả.

Mình rất thích câu nói "Luôn có một con đường để tốt lành trở lại". Mình tin là mỗi một ngày tồi tệ trôi qua là một lần chúng mình lại càng gần hơn với hạnh phúc. Mình đã luôn suy nghĩ như thế để làm tốt công việc hiện tại và chuẩn bị bắt đầu với những dự định trong tương lai.

Cuộc sống luôn rất khó khăn nhưng chúng ta hãy trải qua nó cùng nhau. Không có gì đáng trách hay xấu hổ khi hôm nay chúng mình mệt mỏi hơn một chút, tiêu cực hơn một chút, xấu xí hơn một chút. Cuộc sống có đầy đủ gia vị mà ai rồi cũng phải nếm trải. Mỗi khi như thế chúng mình hãy kiên nhẫn thêm một chút vì "luôn có một con đường để tốt lành trở lại", Quyền chia sẻ thêm.

 Phạm Thành - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com