Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Giới trẻ đang quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn

23/03/2022 15:00

Kinhte&Xahoi COVID-19 đi qua để lại nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe. Với nhiều người trẻ, sau khoảng thời gian dài sống chung cùng dịch bệnh, việc bảo vệ bản thân và các di chứng hậu COVID-19 đang trở thành vấn đề mà họ quan tâm nhất lúc này…

Chăm lo cho sức khỏe hơn

 Sau quãng thời gian hơn một tuần điều trị COVID-19 khi vô tình trở thành F0, Ngọc Long (24 tuổi, sống tại quận Cầy Giấy, Hà Nội) bỏ hẳn thói quen thức khuya chơi game, tập thể dục trở lại và ăn uống một cách lành mạnh, khoa học hơn.

“Sau khi khỏi COVID-19, mình cảm nhận thấy cơ thể và phần nào đó sức khỏe đi xuống rõ rệt. Mình hay đau mỏi người, đặc biệt là vai gáy và đôi lúc cảm thấy bị hụt hơi. Vậy nên mình nghĩ nếu cứ tiếp tục duy trì các thói quen xấu như cũ, chắc chắn tình trạng sẽ tệ hơn”, Long nói.

Sau hơn 2 tuần điều trị bệnh, Long quay trở lại công việc nhân viên kinh doanh của mình. Điều đầu tiên mà Long thực hiện là tự nấu cơm mang đến văn phòng hoặc đợi người yêu chuẩn bị bữa trưa mang đến cho mình. Trước đây, vì không giỏi nấu nướng và muốn nhanh chóng, chàng trai 24 tuổi thường ra ngoài ăn hàng cùng đồng nghiệp và thường không đúng giờ.

Những ảnh hưởng hậu COVID-19 khiến Ngọc Long quyết định từ bỏ những thói quen không lành mạnh của mình

Bên cạnh đó, thay vì cố thức đến 2, 3h sáng để xem phim, chơi game hoặc nói chuyện, Long đặt mục tiêu ngủ trước 0h hàng ngày và dần dần sẽ cải thiện để thời gian ngủ còn sớm hơn nữa.

“Dù mới bắt đầu thực hiện việc ăn uống, ngủ nghỉ điều độ và duy trì những thói quen lành mạnh nhưng mình cảm thấy sức khỏe đang thay đổi rồi. Thêm nữa, mình cũng cảm thấy đầu óc thoải mái, ăn và ngủ ngon hơn. Mình sẽ tiếp tục duy trì các thói quen này vì thực sự sợ nếu sức khỏe yếu hay tái nhiễm lắm”, Long chia sẻ.

Không chỉ Ngọc Long, nhận thấy sức khỏe giảm sút hậu COVID-19, nhiều người trẻ khác cũng bắt đầu dành nhiều quan tâm cho việc bồi bổ, xây dựng thói quen sống lành mạnh để cơ thể sớm hồi phục và giảm nguy cơ tái nhiễm.

Không còn dám chủ quan

 Từ khi âm tính với COVID-19 hồi đầu tháng 3, Phạm Hồng Hạnh (26 tuổi, nhân viên kinh doanh) đã từ bỏ hẳn rượu, bia và các chất kích thích. Các loại trái cây, nước ép hoa quả và trà cũng được Hạnh sử dụng nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày.

“Hậu COVID-19, mình thường xuyên bị đau đầu và mất ngủ, thi thoảng mình có ho, nhiều lúc còn cảm thấy choáng nếu phải đứng quá lâu và dễ bị hụt hơi. Cơ thể cũng thường xuyên bị đau mỏi nữa”, Hạnh nói.

Sức khỏe của Hồng Hạnh suy giản rõ rệt sau khi mắc COVID-19

Để giảm các triệu chứng hậu COVID-19 và tìm cách cải thiện sức khỏe, Hạnh tự tìm hiểu trên các kênh truyền thông chính thống và tham khảo kinh nghiệm người quen mắc bệnh trước. Cô gái 26 tuổi bắt đầu tập trung hơn vào chế độ ăn uống hợp lý. Cô cũng duy trì thói quen vận động nhẹ, đi dạo và sử dụng các thực phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe thay vì lao vào sử dụng quá nhiều thuốc bổ hay thực phẩm chức năng.

“Ngày trước, mình luôn cảm thấy tin tự tin và phần nào đó chủ quan khi nghĩ bản thân còn trẻ, lại hoàn thành xong 3 mũi vắc xin rồi nên sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều nếu mắc bệnh. Nhưng chỉ và ngày sau khi trở thành F0 và sau khi khỏi bệnh, mình cảm nhận rõ rệt những ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể. Những di chứng sau đó cũng thật đáng sợ”, Hạnh chia sẻ thêm.

Giống như Hồng Hạnh, sau khi khỏi COVID-19 hồi đầu tháng 3, Đặng Quang Huy (25 tuổi, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội) đã đăng ký một buổi khám hậu COVID-19 để kiểm tra lại sức khỏe của mình.

“Dù đã khỏi bệnh được hơn 2 tuần nhưng mình vẫn cảm thấy cơ thể chưa ổn định trở lại. Mình khó vào giấc, thường xuyên trằn trọc đến 2 - 3h thậm chí là 5h sáng, một phần là do công việc nhưng phần nhiều mình nghĩ là các di chứng sau khi nhiễm bệnh.

Có lúc mình nhớ, có lúc mình quên, mắt dễ mỏi, khô. Một vài người bạn của mình cũng bị tái nhiễm nên cũng khá lo. Vì vậy, mình quyết định kiểm sẽ đi kiểm tra sức khỏe để chắc chắn và biết rõ hơn sẽ phải chăm sóc cơ thể như thế nào”, Quang Huy nói.

Ăn uống khoa học, ngủ đúng giờ và từ bỏ bia rượu, chất kích thích là những điều Quang Huy quyết tâm thực hiện sau khi khỏi COVID-19

Vì công việc gắn liền với máy tính khi phải quản lý nhân viên cũng như trao đổi với đối tác thường xuyên, việc có thể nghỉ ngơi trong 1 khoảng thời gian vài tiếng là điều gần như không thể với Quang Huy. Do đó, thay vì ngồi liên tục nhiều giờ như trước, Huy hẹn báo thức để đứng lên vận động nhẹ, uống nước hoa quả và cho mắt nghỉ ngơi mỗi một tiếng. Ngoài ra, anh cũng tranh thủ đạp xe gần nhà, tự nấu ăn nhiều hơn, chăm bổ sung vitamin cần thiết và cố gắng đi ngủ sớm mỗi khi có thể.

“Vì sống một mình nên trước đây mình ăn uống linh tinh lắm, ngồi lê la hàng quán lắm. Bạn bè mà gọi đi tụ tập hay nhậu nhẹt thì luôn sẵn sàng. Còn bây giờ, những thói quen xấu được mình hạn chế hạn chế tối đa nếu có thể. Có lẽ COVID-19 giúp mình hạ quyết tâm chăm sóc bản thân hơn. Đó là điều trước đây mình biết nhưng thường bỏ qua vì chủ quan bởi còn trẻ”, Quang Huy bày tỏ.

 Phạm Thành - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/gioi-tre-dang-quan-tam-den-suc-khoe-nhieu-hon-192441.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com