Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Hà Nội: Các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng quy trình giám sát phản ứng có hại của thuốc

16/02/2022 16:46

Kinhte&Xahoi Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 738/SYT-NVD gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập trực thuộc ngành; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội về việc giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR).

Ảnh minh họa

Theo đó, ADR là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Vì vậy, việc giám sát phản ứng có hại của thuốc đóng vai trò quan trọng, nhằm giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghiên cứu và triển khai giám sát ADR theo hướng dẫn của Bộ Y tế với 6 nhiệm vụ chính, đó là: Phân công bộ phận hoặc người phụ trách giám sát ADR; Xây dựng và triển khai quy trình giám sát ADR; Phát hiện; Báo cáo; Đánh giá và dự phòng ADR.

Việc gửi đầy đủ báo cáo ADR về Sở Y tế sẽ được làm căn cứ để đánh giá chấm điểm cuối năm tại đơn vị.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction-ADR) là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý”.

Định nghĩa nói trên của WHO không bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, sử dụng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ theo khuyến cáo và sai sót trong thực hành sử dụng thuốc do con người gây ra. Tuy nhiên, đây cũng không phải là định nghĩa duy nhất.

Khi đưa thuốc vào cơ thể với mục đích phòng ngừa hoặc điều trị bệnh, hoạt chất dược lý có trong thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng ảnh hưởng đến cơ thể người dùng, trong đó có những phản ứng có hại, những trạng thái bệnh lý có hại do dùng thuốc, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc. 

 Phương Thu - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cac-co-so-kham-chua-benh-xay-dung-quy-trinh-giam-sat-phan-ung-co-hai-cua-thuoc-189997.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com