Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Hà Nội: Gần 2.000 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng dịch Covid-19

23/10/2021 15:45

Kinhte&Xahoi Đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của Thành phố và huy động xã hội hóa để hỗ trợ cho 3.456.081 đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với tổng kinh phí 1.994,258 tỷ đồng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, tính đến hết ngày 22/10/2021, toàn thành phố Hà Nội đã chi ngân sách và huy động xã hội hoá để quyết định hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 với tổng kinh phí 1.994,258 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 1.599,533 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 394,724 tỷ đồng.

Trao hỗ trợ cho người dân khó khăn tại quận Hà Đông.

Cụ thể, về kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 1,786 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với kinh phí 942,468 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho trên 1,755 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí 885,864 tỷ đồng.

11/12 nhóm chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg đã được Thành phố phê duyệt quyết định và thực hiện hỗ trợ, còn 1 nhóm chưa có kết quả phê duyệt hỗ trợ do chưa nhận được hồ sơ của đối tượng là nhóm "Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động".

Đối với việc thực hiện Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Thành phố, tính đến nay, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã chi trả cho 145.257 người lao động, với tổng số tiền 358,6 tỷ.

Về kết quả thực hiện chính sách đặc thù cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, đến chiều ngày 21/10, Thành phố đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 8/8 nhóm đối tượng. Các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 289.707 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 298,465 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho 288.937 đối tượng với kinh phí 297,234 tỷ đồng.

Cùng với triển khai các chính sách nói trên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trích kinh phí 89,27 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 để quyết định hỗ trợ cho 175.117 người khó khăn (bao gồm cả một số người nước ngoài khó khăn đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội). Trong đó, đã thực hiện hỗ trợ được 86.952 người khó khăn với số tiền 45,19 tỷ đồng.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gia Lâm giải ngân hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại xã Yên Viên.

Với tinh thần đoàn kết, "tương thân tương ái", từ khi thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội Thành phố (Công đoàn, Thành đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến bính, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ) và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 1,06 triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 305,45 tỷ đồng.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cũng cho biết, thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Thường trực HĐND Thành phố về việc quy định chính sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện hỏa táng đối với người tử vong dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay đã có 84 trường hợp được hỗ trợ, trong đó có 67 trường hợp người Hà Nội và 17 trường hợp ngoại tỉnh. Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cũng tiếp tục tiếp nhận thông tin và giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội qua tổng đài 1022 Hà Nội. Đến chiều tối 22/10, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã tiếp nhận và xử lý thông tin 3.222 cuộc gọi của người dân đến Tổng đài 1022 về những chính sách này và đã giải đáp, tư vấn kịp thời.

Ngoài ra, theo Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây nhiều tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất kinh doanh của nhân dân trên địa bàn Hà Nội. Nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, phải thu hẹp quy mô hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động; một số ngành nghề kinh doanh dịch vụ phải tạm đóng cửa, dừng hoạt động theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19...

Trước thực trong đó, Thành phố đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, người lao động, hộ kinh doanh và các thành phần kinh tế khác đứng vững, ổn định cuộc sống, giảm thiểu tiêu cực có thể phát sinh.

Điển hình là ngày 26/8/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 4026/QĐ-UBND bổ sung 500 tỷ đồng để cho người lao động trên địa bàn Thành phố vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Thực hiện chính sách này, tính đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố đã cho 7.312 lao động vay vốn với số tiền 336,393 tỷ đồng.

Phạm Diệp - LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/ha-noi-gan-2000-ty-dong-ho-tro-cac-doi-tuong-kho-khan-bi-anh-huong-dich-covid-19-131812.html?fbclid=IwAR0_YVxlx9C3-mhXgiRfdaIDX5kU5qmQcfXv04hIWFKIxIvhOa3QLw5hjg0

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com