Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Hà Nội tăng khung giá đất, cao nhất lên đến 188 triệu đồng/m2

28/12/2019 11:33

Kinhte&Xahoi Ngày 26/12, HĐND TP Hà Nội khóa 15 đã thông qua Nghị quyết về các loại giá đất trên địa bàn TP Hà Nội, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.

Ảnh minh hoạ.

Trong đó, mức giá đất nông nghiệp tới đây vẫn sẽ giữ nguyên như quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND TP Hà Nội.

Đất phi nông nghiệp trên địa bàn các quận tăng bình quân 15%.  Trong đó, điều chỉnh tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều; điều chỉnh tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường 1 chiều; các tuyến đường còn lại bình quân tăng 15%.

Theo đó, bảng giá đất ở tại đô thị, thành phố sẽ quy định như sau: Giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm có giá đất cao nhất là 187.920.000 đồng/m2, nằm trong khung giá tối đa của Chính phủ quy định; giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông là 4.554.000 đồng/m2.

Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại các quận cũng được điều chỉnh bằng 62 - 65% giá đất ở sau khi điều chỉnh. Trong đó, đối với 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng điều chỉnh bằng 65%, các quận còn lại điều chỉnh bằng 62%.

Tại địa bàn các huyện và thị xã, bảng giá đất ở và bảng giá đất thương mại, dịch vụ điều chỉnh tăng bình quân từ 10 đến 15% và có điều chỉnh đối với các tuyến đường giáp ranh, các tuyến đường đi qua địa bàn các huyện, tùy thuộc vào vị trí và các loại đường khác nhau. 

Như vậy, đối với giá đất thương mại, dịch vụ tại các quận có giá tối đa là 122.148.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 3.150.000 đồng/m2. Giá đất thương mại, dịch vụ tại thị xã Sơn Tây có giá tối đa là 14.980.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 933.000 đồng/m2; Giá đất thương mại, dịch vụ tại thị trấn các huyện có giá tối đa là 15.898.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 786.000 đồng/m2.

Giá đất thương mại, dịch vụ tại các xã giáp ranh quận có giá tối đa là 16.684.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 1.080.000 đồng/m2; Giá đất thương mại, dịch vụ ven trục đường giao thông chính có giá tối đa là 7.862.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 481.000 đồng/m2; Giá đất thương mại, dịch vụ khu dân cư nông thôn có giá tối đa là 2.100.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 370.000 đồng/m2.

Bảng giá đất ở tại các huyện và thị xã Sơn Tây điều chỉnh tăng bình quân 15% đối với các tuyến đường quốc lộ, tuyến đường thuộc địa phận thị trấn; điều chỉnh tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường tỉnh lộ, đường trục chính thuộc địa phận các xã; điều chỉnh tăng bình quân 10% đối với các tuyến đường còn lại và đường trong khu dân cư nông thôn.

Theo đó, giá đất ở đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây có giá tối đa là 19.205.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 1.449.000 đồng/m2; Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện có giá tối đa là 25.300.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 1.430.000 đồng/m2.
 
Giá đất ở nông thôn có mức giá tối đa tại các xã giáp ranh là 32.000.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 2.257.000 đồng/m2; Giá đất ở ven trục đường giao thông chính có giá tối đa là 17.064.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 670.000 đồng/m2.

Giá đất ở khu dân cư nông thôn còn lại có giá tối đa là 3.250.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 495.000 đồng/m2.

Thành phố cũng quy định giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ tại các quận có giá tối đa là 55.460.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 2.350.000 đồng/m2; Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ tại thị xã Sơn Tây có giá tối đa là 10.855.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 676.000 đồng/m2.

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ tại thị trấn các huyện có giá tối đa là 11.520.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 655.000 đồng/m2; Giá đất thương mại dịch vụ phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ tại các xã giáp ranh quận có giá tối đa là 12.600.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 818.000 đồng/m2;

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ ven trục đường giao thông chính có giá tối đa là 6.552.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 364.000 đồng/m2; Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ khu dân cư nông thôn có giá tối đa là 1.591.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 280.000 đồng/m2.

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, Bảng giá đất nêu trên được sử dụng để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất; tính thuế sử dụng đất; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước…

Qua tính toán, bảng giá các loại đất điều chỉnh tăng sẽ làm tăng thu cho ngân sách đối với các loại thuế, phí, tiền thuê đất tương ứng khoảng 3.810,5 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại nó cũng sẽ làm tăng chi phí đối với người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sau điều chỉnh, giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm là phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, có giá đất cao nhất là 187.920.000 đồng/m2, nằm trong khung giá tối đa của Chính phủ quy định.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/ha-noi-tang-khung-gia-dat-cao-nhat-len-den-188-trieu-dong-m2-d113991.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com