Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Hiểm họa ma túy xâm nhập học đường

18/11/2021 10:32

Kinhte&Xahoi Nam sinh 15 tuổi ở tỉnh Tuyên Quang bị co giật, hôn mê sâu, phải thở máy, sau đó được chuyển xuống cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương với tiên lượng rất xấu. Kết quả xét nghiệm cho thấy nam sinh dương tính với các chất ma túy có trong cần sa. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng ma túy xâm nhập vào giới trẻ học đường.

Nam sinh nguy kịch vì chất gây nghiện

 Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngày 9/11 vừa qua, các y, bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Nội khoa của vệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một nam sinh 15 tuổi (ở tỉnh Tuyên Quang) trong tình trạng lơ mơ, nói nhảm, nhịp tim nhanh, mất ý thức. Sức khỏe bệnh nhân xấu dần đi, sau đó xuất hiện co giật và hôn mê.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Chu Thanh Sơn - khoa Hồi sức tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, qua khai thác tiền sử và bệnh sử, kết hợp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện. Xét nghiệm cận lâm sàng để tìm căn nguyên gây bệnh, kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với các chất ma túy có trong cần sa.

“Thông tin từ phía gia đình, cách đây 3 năm, do bị nhóm bạn xấu lôi kéo nên nam thiếu niên có sử dụng chất gây nghiện và đã được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Từ đó đến nay, cha mẹ và gia đình giám sát chặt nên nam sinh này không còn giao du với nhóm bạn xấu nữa. Tuy nhiên, một tháng trước khi nhập viện, nam sinh ở nhà một mình khoảng 20 ngày. Có khả năng em học sinh này lại bị bạn bè lôi kéo mà gia đình không hề hay biết.

Tiến sỹ, bác sỹ Chu Thanh Sơn – Khoa Hồi sức tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho nam sinh bị ngộ độc ma túy cần sa

Khi được đưa vào Bệnh viện tỉnh Tuyên Quang, nam sinh có các dấu hiệu loạn thần sau đó co giật, tím tái. Nam sinh được các bác sĩ đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị”, Tiến sĩ Chu Thanh Sơn thông tin.

Trước đó vào tháng 10/2021, 10/13 học sinh tại một trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh sau khi ăn kẹo lạ cũng bất ngờ bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu. Qua test nhanh, 6 học sinh dương tính với chất THC (một loại chất có trong cây cần sa).

Công an tỉnh Quảng Ninh đã xác minh loại kẹo trên (trông giống như kẹo dẻo) là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Mỹ, chiết xuất từ cây cần sa và chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Cảnh sát khẳng định, các em học sinh chỉ vô tình ăn phải và bị ngộ độc thực phẩm chức năng, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy.

Trước đó, vào cuối tháng 10/2019, qua theo dõi camera an ninh của một trường THPT ở Hải Phòng, cơ quan chức năng cũng phát hiện tại lối vào nhà vệ sinh của trường có 3 học sinh sử dụng điếu cày hút một loại thuốc. Sau khi về lớp, 2 em có biểu hiện chóng mặt nên đã được nhà trường chuyển tới Trung tâm Y tế huyện Kiến Thụy để kiểm tra, đồng thời trình báo cơ quan chức năng.

Sau khi tiến hành giám định nước tiểu và mẫu vật thu được, cảnh sát phát hiện một học sinh dương tính với ma túy (cần sa) do trước đó đã sử dụng tại nhà một người quen. Số thuốc được 3 học sinh sử dụng, các em khai nhận, thấy trên mạng xã hội bán nên tò mò, thích tìm hiểu cảm giác lạ nên mua về cùng nhau dùng thử.

Cần sa là chất gây nghiện, một số bạn trẻ cuốn giấy để hút (Ảnh minh họa)

Gia đình cần quan tâm con em mình hơn nữa!

 Nam sinh ở tỉnh Tuyên Quang bị ngộ độc cần sa không phải là trường hợp đầu tiên, trước đó đã có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc chất gây nghiện này. Vì vậy, vai trò của cha mẹ và thầy cô giáo rất quan trọng trong việc tuyên truyền để các em tránh xa các chất gây nghiện, đặc biệt là phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Chu Thanh Sơn, cần sa là chất kích thích, gây nghiện, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào giấy hoặc nhồi trong điếu thuốc lá, thuốc lào để hút… Khi sử dụng cần sa, người dùng thường có triệu chứng như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt, nói nhiều, hoang tưởng, kích động mạnh thậm chí có những hành vi và hành động tiêu cực, tự gây hại cho mình và người khác.

Sử dụng cần sa trong thời gian dài thường liên quan đến các bệnh lý tâm thần, viêm phế quản mạn, tăng nguy cơ ung thư, rối loạn nhịp tim và bệnh lý mạch vành. Ngộ độc nặng có thể gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, co giật, sốc đe dọa đến tính mạng.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa con cái sa vào con đường nghiện hút. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ đang trải qua những thời điểm khó khăn như: Quá trình thay đổi tâm sinh lý và hình thành nhân cách tuổi dậy thì, chuyển cấp học, chuyển trường hay gia đình có nhiều mâu thuẫn, cha mẹ ly hôn; Stress trong các mối quan hệ bạn bè, tình yêu... Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và quan tâm đến bạn bè của con để giúp con tránh chịu ảnh hưởng xấu, bị lôi kéo sử dụng chất ma túy.

Gần gũi, làm bạn với con, giúp con có sự cân bằng hợp lý giữa học tập, nghỉ ngơi thư giãn và tham gia các hoạt động thể thao là cách các bậc phụ huynh nên làm để giúp con có lối sống lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ sử dụng chất ma túy.

Một số dấu hiệu gợi ý nguy cơ trẻ có thể đã sử dụng chất ma túy như: Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, thức suốt đêm hoặc ngủ quá nhiều); Sao nhãng các thú vui hoặc sở thích bình thường trẻ vẫn thích; Rối loạn hành vi, dễ cáu giận, nhu cầu cần nhiều tiền và kết quả học tập sút kém... Nếu cha mẹ thấy con có các dấu hiệu như trên, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất (hoặc Bệnh viện Nhi Trung ương) để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện nay, ngoài cần sa, “cỏ Mỹ” có chứa XLR-11 là hợp chất tổng hợp, có cơ chế tác dụng tương tự cần sa nhưng mạnh và nguy hiểm hơn cần sa nhiều lần. Các chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, do vậy người dân, đặc biệt là các em ở tuổi học sinh, sinh viên tuyệt đối không nên sử dụng, dù chỉ dùng thử một lần. Đối với các gia đình, nhà trường, chính quyền phường, xã cần tuyên truyền, giáo dục con trẻ trước những hiểm họa ma túy học đường để tránh xa.

Ma túy tổng hợp ngụy trang dưới dạng nước dâu, nước xoài
 Phát hiện ma túy dưới dạng nước trái cây

Ngày 2/11, Bộ Công an đưa ra cảnh báo, qua công tác đấu tranh, cơ quan công an đã thu giữ các gói ma túy được ngụy trang dưới dạng gói bột thực phẩm hương dâu pha uống.

Trong gói bao bì có hình thức bắt mắt này là chất bột có màu trắng đục; Chất bột này có mùi hương dâu. Qua công tác giám định, thành phần chủ yếu trong chất bột này là ma tuý tổng hợp MDMA. Một thủ đoạn trá hình ma túy khác là những gói bột được đóng trong loại bao bì bắt mắt có in hình quả dâu, bên ngoài ghi chữ “Crispy Fruit” và có in các thành phần thường thấy của loại nước uống trái cây. Tuy nhiên bao bì không ghi thông tin của nhà sản xuất cũng như xuất xứ của sản phẩm.

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng bị bắt giữ thì những gói bột này là một dạng ma túy. Theo cơ quan Công an, ngoài ma túy được nguỵ trang dưới dạng “nước dâu”, một số địa phương trong nước đã phát hiện loại ma túy dưới dạng “nước xoài”.

Những loại ma túy này được sử dụng pha nước uống nên được “ngụy trang” như một loại nước giải khát. Bộ Công an khuyến cáo, đây là hình thức, thủ đoạn rất mới và những sản phẩm này nếu được tiêu thụ ở các trường học hay các khu vui chơi thì sẽ rất nguy hiểm, gây tác hại khôn lường cho xã hội và khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn.

Thành Long - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hiem-hoa-ma-tuy-xam-nhap-hoc-duong-183211.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com