Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Hyeon Lab thừa nhận sở hữu website đăng thông tin vi phạm Luật Quảng cáo

27/10/2021 10:38

Kinhte&Xahoi Sử dụng một số website chưa đăng ký, khai báo với Bộ Công thương, Công ty Hyeon Lab Việt Nam đã đăng tải nhiều nội dung trái quy định pháp luật.

Mới đây tòa soạn có bài viết “Bộ Y tế: Đang xác minh về quảng cáo Viên uống Hyeon White” thông tin về Cục An toàn thực phẩm (Cục ATTP) đã ra cảnh báo và khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Hyeon White quảng cáo vi phạm trên trang website đã nêu. Đồng thời Cục ATTP cho biết, sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để xác minh, xử lý và công khai kết quả xử lý trên website của Cục ATTP và cổng công khai y tế. 

Dù trên website chính thức của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế thường xuyên thông tin cảnh báo với người tiêu dùng về các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đăng nội dung vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo trên nhiều trang mạng. Thế nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn rơi vào “bẫy trận quảng cáo” của một số chủ trang thương mại điện tử này.

Trước thực trạng kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe “online” vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng, khiến người tiêu dùng tin theo, dẫn tới nhiều hậu quả khó lường cho tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng .

Nội dung quảng cáo tại www.hyeonlab.vn trước và sau khi Phóng viên liên hệ. Ảnh Xuân Thành

Chia sẻ về vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 20/4 về Chung tay hành động vì an toàn thực phẩm, PGS. TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “Từ 1/7/2019  ban hành Nghị định 15 hướng dẫn về Luật An toàn thực phẩm quy định tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được chứng nhận GMP, tức là điều kiện sản xuất của nó gần như là thuốc chữa bệnh.

Trên bao bì của thực phẩm bảo vệ sức khỏe bắt buộc phải có dòng chữ “thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” thế nhưng người tiêu dùng vẫn tin chữa được bệnh nọ, bệnh kia và mua về dùng…

Khối doanh nghiệp có sản phẩm vi phạm thì Cục An toàn thực phẩm sẽ xử lý; đối với quảng cáo sai sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng xã hội thì Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý…”.

Được biết, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Hyeon White do Công ty Cổ phần thương mại quốc tế Hyeon Lab Việt Nam (Công ty Hyeon Lab) công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

Để khách quan thông tin, phóng viên (PV) đã có cuộc phỏng vấn nhanh với đại diện Công ty Hyeon Lab xác nhận: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Hyeon do công ty phân phối và website: www.hyeonlab.vn thuộc sở hữu của công ty. Ngay sau khi PV liên hệ xác minh tới Công ty Hyeon Lab www.hyeonlab.vn đăng những nội dung quảng cáo vi phạm đã bị gỡ bỏ hoàn toàn.

Bên cạnh đó tại website: http://hyeonlabhcm.vn đăng thông tin sản phẩm Viên uống Hyeon White với nhiều nội dung không đúng với xác nhận nội dung quảng cáo số: 407/2021/XNQC-ATTP do Cục ATTP cấp.

Cụ thể website http://hyeonlabhcm.vn đang thổi phồng công dụng sản phẩm Viên uống Hyeon White với nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm là thuốc.


Nghị định 185/2013/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến các hành vi khai báo website như sau:

+ Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Đối với website thương mại điện tử bán hàng: Không nộp bổ sung hồ sơ khi thông báo theo quy định pháp luật; khi các thông tin liên quan đến website có sự thay đổi mà không thực hiện thông báo sửa đổi, bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

+ Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Nếu trong quá trình thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạo dựng website thương mại điện tử bán hàng mà không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác…

+ Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc tạo dựng nên website thương mại điện tử bán hàng…

+ Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Không thực hiện hoạt động đăng ký khi tạo dựng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;…. 
 

Sản phẩm Viên uống Hyeon White quảng cáo biến đổi làn da và có nhiều dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo thực thẩm chức năng. Ảnh Xuân Thành

Phóng viên Pháp luật Plus có liên hệ tới số điện thoại  0978 765 xxx trên website:  http://hyeonlabhcm.vn, một cá nhân tự giới thiệu tên là Nguyễn Mai Hiên cho biết, đây là đại lý chính thức của Công ty Hyeon Lab Việt Nam tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Văn Ngọc làm Tổng giám đốc, bà Phạm Thị Thu Huyền làm Chủ tịch hội đồng quản trị.

Qua đó, bà Nguyễn Mai Hiên thừa nhận: “IT có làm, em mới phát hiện ra, sếp Ngọc cũng có báo bên em sẽ cho IT sửa ngay nội dung…”.

Các website chưa hề đăng ký, khai báo với Bộ Công Thương. Ảnh Xuân Thành

Trước trả lời của đại diện Công ty Hyeon Lab và nhà phân phối chính thức của công ty này xác nhận hai website: www.hyeonlab.vn và http://hyeonlabhcm.vn mà Cục An toàn thực phẩm và Pháp luật Plus đã nêu thể hiện rõ các dấu hiệu vi phạm trong Luật Quảng cáo và quy định liên quan đến các hành vi khai báo website của Bộ Công thương. Đề nghị các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc xử lý theo quy định pháp luật. 

 Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi thì mức phạt đối với hành vi quảng cáo TPCN như sau:

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo TPCN và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng, gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

- Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo TPCN trên báo nói, báo hình.

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với TPCN; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo TPCN dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.

- Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

 Xuân Thành - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/hyeon-lab-thua-nhan-so-huu-website-dang-thong-tin-vi-pham-luat-quang-cao-d168123.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com