Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Lại chuyện xin thôi chức sau án kỷ luật

25/06/2020 09:58

Kinhte&Xahoi Việc gửi đơn xin thôi chức của Bí thư Tỉnh ủy, Trường đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cũng na ná trường hợp ông Võ Kim Cự, bà Phan Thị Mỹ Thanh, ông Hồ Văn Năm.

Ông Lê Viết Chữ

Bí thư Tỉnh ủy, Trường đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ vừa gửi đơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin thôi chức. Vậy là lại có thêm một trường hợp “tự giác” nộp đơn xin thôi chức theo nguyện vọng cá nhân sau khi bị Đảng kỷ luật.

Còn nhớ hồi tháng 4/2017, ông Võ Kim Cự cũng gửi đơn đến các cơ quan chức năng tự xin thôi làm đại biểu QH vì lí do sức khỏe. Đây cũng là thời điểm ông Cự bị Ban Bí thư kỷ luật cách chức ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005 - 2010 và 2010 - 2015, bao gồm cách chức cả các chức vụ Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. Lý do ông bị kỷ luật liên quan đến sự cố môi trường Formosa.

Đến giữa tháng 5/2017, UB Thường vụ QH đã thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ đại biểu QH khóa 14.

Một năm sau, đầu tháng 5/2018, bà Phan Thị Mỹ Thanh khi đang làm Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai) cũng có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu khi vừa bị UB Kiểm tra TƯ kết luận có sai phạm và bị Ban Bí thư kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng và đề nghị Đảng đoàn QH chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu theo quy định của pháp luật.

Sau đó, UB Thường vụ QH đã có nghị quyết cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH kể từ ngày 14/5/2018.

Cuối tháng 8/2019, đến lượt ông Hồ Văn Năm, khi đó là Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai thay bà Thanh cũng gửi đơn đến UB Thường vụ QH xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH cũng vì lý do sức khỏe không ổn định.

Thời điểm này, Ban Bí thư quyết định kỷ luật ông Hồ Văn Năm bằng hình thức cách chức ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020. Ban Bí thư cũng đề nghị UB Thường vụ QH xem xét để ông Năm thôi làm đại biểu QH khoá 14.

UB Thường vụ QH sau đó đã đồng ý cho ông Năm thôi làm nhiệm vụ đại biểu khóa 14, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai kể từ ngày 18/9/2019.

Cử tri sẽ vui biết bao khi những người đại diện cho mình thật sự biết “lượng sức mình”, tự giác xin “từ quan” chỉ đơn thuần vì lý do sức khỏe hay là xuất phát từ nguyện vọng cá nhân một cách chính đáng, đàng hoàng.

Ông Võ Kim Cự, bà Phan Thị Mỹ Thanh, ông Hồ Văn Năm cũng từng xin thôi làm đại biểu QH sau khi bị kỷ luật

Nhưng oái oăm thay lại có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, cả ông Cự, bà Thanh, ông Năm và bây giờ đến ông Chữ đều làm đơn xin “thôi chức”, “thôi làm đại biểu QH” sau khi bị UB Kiểm tra TƯ phanh phui các sai phạm và bị Đảng kỷ luật.

Câu chuyện đại biểu QH bị kỷ luật nhưng xin thôi nhiệm vụ vì lý do sức khỏe đã được đặt ra trước nghị trường không ít lần.

Ngày 25/10/2019, trong phiên thảo luận ở hội trường về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu tỉnh Hậu Giang Nguyễn Thanh Thuỷ đã bày tỏ băn khoăn khi dự thảo quy định đại biểu có thể đề nghị thôi làm đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.

Bà Thủy cho rằng, khi có đơn xin nghỉ của đại biểu HĐND hoặc QH thì cơ quan chức năng phải kiểm tra, xác minh xem có đúng người đó nghỉ vì lý do sức khỏe hay không. "Tôi thấy thực tế nhiều đại biểu vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, khi làm đơn xin nghỉ lại nói vì lý do sức khỏe".

Bà đề nghị những ai xin nghỉ trong trường hợp này thì nên trình bày thẳng thắn là vì “bị kỷ luật, không xứng đáng làm đại biểu nữa”.

Bà cũng chỉ thẳng, những người bị kỷ luật mà xin thôi làm đại biểu QH vì lý do sức khỏe là không trung thực với nhân dân.

Tiếc rằng những trường hợp xin thôi làm đại biểu QH, thôi chức vừa qua không ai được thẳng thắn như bà Thủy mong đợi.

Câu chuyện này tiếp tục được đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhắc lại tại phiên thảo luận ở hội trường dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội hôm 9/6 vừa qua.

“UB Kiểm tra TƯ khi có yêu cầu phải kỷ luật một đại biểu nào đó là cả một vấn đề đau xót. Nhưng đến khi đưa sang UB Thường vụ QH thì lại xử lý cho thôi làm đại biểu vì lý do sức khỏe”, bà Khánh nêu thực tế và cho rằng như vậy là chưa hợp lý.

Theo khoản 2 điều 38 của luật Tổ chức Quốc hội 2014, đại biểu QH có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác.

Đành rằng, luật định đại biểu QH có quyền xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏa hoặc lý do khác nhưng không thể dùng lý do sức khỏe hay lý do nào khác thay thế cho án kỷ luật đã có.

Điều 40 của luật cũng quy định, đại biểu QH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm.

Vậy một đại biểu QH bị UB Kiểm tra TƯ kết luận có những sai phạm đến mức phải thi hành kỷ luật và bị Ban Bí thư, Bộ Chính trị kỷ luật, dù là hình thức cảnh cáo hay cách các chức vụ trong Đảng thì liệu họ có còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri nữa không?

Cũng giống như đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ, cử tri mong nhận được một câu trả lời thẳng thắn chứ không phải “đánh bùn sang ao”.

 Gia Nguyên

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Theo VietNamNet/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/thoi-luan/lai-chuyen-xin-thoi-chuc-sau-an-ky-luat-d127925.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com