Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Làm sao để các video có nội dung nhảm nhí biến mất ở Việt Nam?

09/10/2020 09:33

Kinhte&Xahoi Bên cạnh việc xử lý những YouTuber đăng tải video nhảm nhí, các mạng lưới đa kênh cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi không kiểm duyệt nội dung thuộc hệ thống của mình.

Chiều 7/10, Thanh tra Sở TT-TT tỉnh Bắc Giang lập biên bản xử lý chủ tài khoản Hưng Troll về hành vi đăng tải video "Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai...".

Theo đó, ngày 3/10, anh Nguyễn Văn H. (SN 1992, chủ tài khoản kênh Youtube Hưng Troll), ngụ xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, đã đăng tải video có tựa đề "Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi và cái kết". Nội dung video ghi lại quá trình H. lấy trộm tiền trong heo đất của em trai và em gái mình.

Hình ảnh trong video clip "Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai..." trên kênh Hưng Troll.

YouTuber biết sai nhưng vẫn làm

Tại buổi làm việc, chủ tài khoản Hưng Troll thừa nhận hành vi sản xuất và đăng tải video có nội dung như trên là do thiếu hiểu biết, chỉ nghĩ đơn giản đăng tải video này với mục đích trêu đùa em trai, em gái trong gia đình.

Thanh tra Sở TT-TT Bắc Giang đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng đối với anh Nguyễn Văn H. do thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên chủ tài khoản kênh YouTube Hưng Troll bị xử phạt vi phạm hành chính do đăng tải video có nội dung trái với quy định của pháp luật trên mạng xã hội.

Trước đó, ngày 10/9, Thanh tra Sở TT-TT Bắc Giang cũng đã xử phạt hành chính YouTuber này 7,5 triệu đồng vì đã đăng tải video với tựa đề "Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết".

Có thể thấy, dù đã bị phạt hành chính nhiều lần nhưng Nguyễn Văn H. vẫn không ngừng tạo ra các video chứa nội dung nhảm nhí, nhằm lôi kéo người xem. Không lâu sau khi bị xử phạt, Hưng đã ẩn các video này khỏi kênh YouTube của mình. Thậm chí, đến tối 8/10, tài khoản này đã biến mất khỏi YouTube.

Một số ý kiến cho rằng đây là giải pháp tạm thời nhằm đối phó với dư luận mà các YouTuber thường sử dụng mỗi khi kênh của họ gặp vấn đề về nội dung. Vậy giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng xuất hiện tràn lan của các video có nội dung nhảm nhí như trên?

Mạng lưới đa kênh cũng phải chịu trách nhiệm

Nguồn thu của nhà sáng tạo nội dung trên YouTube đến từ các nhãn hàng. Theo đó, nguồn tiền này sẽ thông qua YouTube đến mạng lưới đa kênh (Multi Channel Network - MCN) rồi về với tay của các YouTuber.

Mạng lưới đa kênh là một công ty bên thứ ba có chức năng hỗ trợ YouTuber làm việc với YouTube và họ sẽ thu lại một khoản nhuận từ quảng cáo của kênh đó. Công việc chính của MCN là thay YouTube kiểm duyệt nội dung, hỗ trợ chủ kênh các vấn đề liên quan đến bản quyền, kiếm tiền và gia tăng lượt xem.

Trên thực tế, những mạng lưới đa kênh tại Việt Nam đã xuất hiện từ lâu và không còn gì xa lạ. Một số cái tên nổi bật thường được nhắc đến trong hệ thống mạng lưới đa kênh gồm Yeah1, Điền Quân, MeTub, Pops hay VieOn.

Qua tìm hiểu của Dân trí, Điền Quân Network thường xuyên chia sẻ các video của kênh YouTube Hưng Troll lên trang Facebook chính thức của công ty. Tuy nhiên, hiện tại, tất cả những bài đăng này đều đã bị xóa. Thậm chí, trang FaceBook Điền Quân Network cũng không thể truy cập được.

Một số nguồn tin tiết lộ rằng kênh Hưng Troll thuộc hệ thống của Điền Quân Network. Đây được biết đến là một trong những mạng lưới đa kênh lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Nếu điều này là chính xác, Điền Quân Network cũng sẽ phải chịu một phần trách nhiệm khi công ty này chưa quản lý tốt những video có nội dung nhảm nhí trong hệ thống của họ.

Trong quá khứ, Yeah1 Network từng bị phạt 20 triệu đồng khi một kênh YouTube thuộc mạng lưới của hệ thống này đăng tải video chứa hình ảnh dung tục hướng tới trẻ em. Chủ kênh này cũng bị phạt tiền 30 triệu đồng theo quy định tại điểm D, khoản 3, điều 65 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Theo đó, các cơ quan chức năng chỉ cần làm việc trực tiếp với các mạng lưới đa kênh thay vì phải kiểm duyệt video trên từng kênh riêng biệt. Hệ thống mạng đa kênh từ đó cũng buộc phải thắt chặt các chính sách kiểm duyệt. Như vậy, việc quản lý những video có nội dung nhảm nhí sẽ hiệu quả và triệt để hơn.

 Thế Anh - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Link bài gốc https://dantri.com.vn/suc-manh-so/lam-sao-de-cac-video-co-noi-dung-nham-nhi-bien-mat-o-viet-nam-20201009024611865.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com