Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Ma trận khối nợ nghìn tỷ của Quốc Cường Gia Lai (Kỳ I)

06/12/2018 08:50

Kinhte&Xahoi Nhiều chủ nợ là những cái tên quen thuộc với QCG, nhưng nếu nhìn vào chi tiết các giao dịch đầu tư, hoạt động kinh doanh của QCG cũng thấy những cái tên này.

Kỳ I: Giao dịch với bên liên quan

Đầu tư, thoái vốn qua "người quen"

Theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013, ngày 1/4/2013, QCG đã chi 136,935 tỷ đồng để mua 24,75% vốn điều lệ tại CTCP Quốc Cường Liên Á và nâng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 71,85% lên 96,6% vốn điều lệ. Với mức giao dịch này, Quốc Cường Liên Á có định giá hơn 553 tỷ đồng trên vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Đây là toàn bộ số tiền mà QCG chi ra để đầu tư vào công ty con năm 2013.

Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, giao dịch trên được thực hiện với bên bán là bà Lê Thị Kim Chinh - người có liên quan của QCG và tổng chi phí bỏ ra cho thương vụ này là 139,837 tỷ đồng. Đồng thời, cuối năm 2013, báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của QCG cho biết: “Ban Giám đốc Tập đoàn tin tưởng rằng, chi phí mua thể hiện giá trị hợp lý của khu đất sở hữu của Quốc Cường Liên Á.

Ban Giám đốc xử lý các nghiệp vụ này như là nghiệp vụ mua tài sản và không xem là nghiệp vụ hợp nhất kinh doanh vì công ty bất động sản con này chưa đi vào hoạt động kinh doanh và chỉ có dự án phát triển bất động sản trong tương lai. Theo đó, lợi thế thương mại không được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn”.

Báo cáo tài chính giai đoạn 2013-2018 cũng cho thấy, QCG có hàng loạt giao dịch mua bán cổ phần khác với người có liên quan. Cụ thể, năm 2013, QCG bán 90% quyền sở hữu tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển Nhà Quốc Cường cho bà Lại Thị Hương Giang, ông Nguyễn Quốc Cường và 90% quyền sở hữu tại Công ty TNHH Thương mại Xây dựng đầu tư phát triển Nhà Hưng Thịnh cho bà Lại Thị Hoàng Yến, bà Lại Thị Hương Giang, ông Đinh Văn Hùng và ông Nguyễn Quốc Cường.

Tính đến 30/9/2018, tổng số dư nợ phải trả của QCG lên tới 8.379 tỷ đồng.

Trong các giao dịch này, chỉ có ông Đinh Văn Hùng không được liệt kê là người có liên quan, nhưng cá nhân ông Hùng lại xuất hiện cùng QCG sau đó trong nhiều giao dịch, có thể kể đến khoản tạm ứng 549 tỷ đồng đền bù giải toả đất tại Khu dân cư Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM; CTCP Bất động sản Sông Mã (ông Hùng là cổ đông lớn) mà QCG mua lại 99,8% vốn năm 2017 với giá 332,998 tỷ đồng.

Bán gần như toàn bộ cổ phần Nhà Quốc Cường, nhưng đến ngày 16/6/2014, tức 1 năm sau ngày giao dịch, QCG lại thực hiện nâng sở hữu tại đây lên 90% vốn điều lệ, với chi phí mua là 99 tỷ đồng, đồng thời chi gần 25 tỷ đồng để sở hữu 50,5% vốn điều lệ tại CTCP Du lịch Hoàng Cường.

Trong đó, số tiền thu chuyển nhượng cổ phần Nhà Hưng Thịnh và Nhà Quốc Cường trị giá 49 tỷ đồng với bà Lại Thị Hương Giang - là con ông Lại Thế Hà và 4,5 tỷ đồng với cùng nghiệp vụ như trên với ông Nguyễn Quốc Cường (ông Hà và ông Cường là Phó tổng giám đốc QCG). Tại ngày cuối năm 2013, QCG còn 55,95 tỷ đồng khoản phải trả mua cổ phiếu SVH với CTCP Phát triển địa ốc Sài Gòn Xanh (là công ty con của QCG).

Một điểm lưu ý là trong năm 2014, QCG ghi nhận khoản lỗ 310 tỷ đồng từ thanh lý khoản đầu tư, chủ yếu do chuyển nhượng toàn bộ khoản đầu tư tại CTCP Giai Việt cho Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Sông Mã - là công ty có liên quan với bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc QCG) với giá 70 tỷ đồng, gây nên khoản lỗ 258,327 tỷ đồng, dù trước đó QCG không hề trích lập dự phòng lớn hoặc ghi nhận tình hình kinh doanh có yếu tố thua lỗ lớn tại đây.

Mặt khác, giao dịch này được thực hiện vào ngày 19/12/2014, thời điểm ngay trước khi kết thúc năm tài chính 2014 và là năm QCG ghi nhận khoản lợi nhuận lớn do bán Công ty TNHH Bất động sản Phú Việt Tín cho Công ty Bất động sản Thịnh Vượng (có đại diện là người có liên quan của Novaland), mang lại khoản lãi 381,838 tỷ đồng.

Trong năm 2014, QCG cũng mua lại cổ phần Phú Việt Tín của bà Hoàng Yến với mức giá 32,63 tỷ đồng. Năm này, giá trị giao dịch cổ phần với bên liên quan của QCG chiếm gần 1/3 tổng giá trị giao dịch đầu tư vốn của Công ty.

Năm 2015, việc mua bán cổ phần của nhóm QCG trầm lắng hơn, nhưng đến năm 2016 đã sôi động trở lại và trong đó, vẫn xuất hiện những giao dịch với các bên có liên quan. Theo đó, ngoài khoản mua thêm 56,4% vốn góp tại Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng với lời chú thích "coi đây như thương vụ mua tài sản, nên không ghi nhận lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính hợp nhất (là khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá mua và giá trị sổ sách của công ty này)", QCG còn một vài thương vụ đáng chú ý khác.

Đầu tiên là việc dùng 3.125,3 m2 đất tại Dự án Hải Châu của Tập đoàn để góp vốn thành lập Công ty TNHH Bất động sản 2/9 (Công ty 2/9). Với nghiệp vụ này, QCG ghi nhận khoản chênh lệch lãi 35,174 tỷ đồng. Sau đó, QCG bán lại toàn bộ khoản vốn tại công ty này cho ông Lầu Đức Duy (con rể bà Loan) và ghi nhận khoản lãi chuyển nhượng là 31,2 tỷ đồng.

Đồng thời, ngày 30/6/2016, QCG bán 65,21% vốn tại Quốc Cường Liên Á với giá 280,205 tỷ đồng cho 3 cá nhân là ông Lưu Đình Phát (128,85 tỷ đồng), bà Lại Thị Hoàng Yến (150,325 tỷ đồng) và bà Đặng Thị Bích Thuỷ (1,03 tỷ đồng). Với giá trị chuyển nhượng này, định giá Quốc Cường Liên Á đã giảm về mức 429,7 tỷ đồng.

Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, QCG phải ghi nhận khoản lỗ 39,514 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng (không tính thiệt hại do chi phí cơ hội của số vốn này). Đáng nói, cả 3 cá nhân trên đều là người có liên quan của QCG, với bà Yến là con của Phó tổng giám đốc Lại Thế Hà, bà Thuỷ là Trưởng Ban Kiểm soát.

Năm 2017, QCG đầu tư 332,996 tỷ đồng để nắm 99,8% vốn tại Bất động sản Sông Mã. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị thuần của Bất động sản Sông Mã chưa được xác định. Ngày 31/7/2017, QCG mua 90% vốn tại CTCP Hiệp Phúc với giá 136,66 tỷ đồng và công ty này cũng chưa xác định được giá trị tài sản thuần tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017. Tổng giá trị mua 2 khoản này xấp xỉ 500 tỷ đồng và lợi thế thương mại tăng thêm phản ánh tương ứng là gần 364 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2017, QGC chuyển nhượng 70% vốn tại CTCP Bất động sản Hiệp Phú cho CTCP Bất động sản Hiệp Phú Land, là doanh nghiệp thành từng được lập ngày 27/9/2017, địa chỉ theo thông tin ban đầu tại 26 Trần Quốc Thảo, phường 6, quận 3, TP. HCM (nơi có văn phòng đại diện QCG, Quốc Cường Liên Á…), do ông Đinh Văn Hùng làm Giám đốc (hiện đã thay đổi địa chỉ, người đại diện và được Đất Xanh thực hiện dự án). Giá trị giao dịch với Hiệp Phú Land (được phản ánh là công ty có liên quan) là 765,16 tỷ đồng.

Năm 2017, QCG mua thêm 55% vốn tại Sparkle Values và sau đó bán toàn bộ vốn góp tại đây cho CTCP Bắc Phước Kiển (công ty thành lập cuối năm 2014, do bà Hoàng Yến làm đại diện theo pháp luật). Phần thuyết minh chi tiết giao dịch với người có liên quan của QCG thể hiện, năm 2017, Công ty có giao dịch với người có liên quan là bà Hồ Thảo Nguyên (mục đích giao dịch cổ phần) số tiền 332,966 tỷ đồng. 

Các khoản tiền vay theo báo cáo tài chính quý III năm 2018 của QCG.


Và các giao dịch "thân quen" khác

Không chỉ những giao dịch mua bán cổ phần tại các doanh nghiệp, dự án của QCG được thực hiện thông qua các cá nhân, pháp nhân là người có liên quan (chưa tính đến các giao dịch vay, mượn tiền), mà QCG còn có nhiều giao dịch thực hiện qua các doanh nghiệp có liên quan trong suốt quá trình hoạt động.

Cụ thể, năm 2013, với Nhà Hưng Thịnh, QCG phản ánh 65,4 tỷ đồng giá trị giao dịch cung cấp dịch vụ xây dựng, 18,6 tỷ đồng giao dịch hàng hoá. Với Giai Việt là công ty liên kết ở thời điểm này (sau đó thoái toàn bộ), QCG có giao dịch bất động sản trị giá 101,72 tỷ đồng. Với Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Đại Nam (công ty sở hữu 100% bởi con gái, con trai và con rể bà Loan), QCG cũng thực hiện bán hàng hoá hơn 27 tỷ đồng.

Năm 2014, sau khi đã thoái vốn khỏi Nhà Hưng Thịnh, QCG cũng thực hiện tạm ứng gần 459 tỷ đồng cho công ty này để xây dựng Dự án Giai Việt và Trung tâm thương mại Sài Gòn Plaza (đầu năm số dư này là gần 25 tỷ đồng).

Ngoài ra, QCG có giao dịch 47 tỷ đồng cung cấp dịch vụ với Giai Việt; 41,9 tỷ đồng mua bán hàng hoá với CTCP Khang Hưng (do bà Đặng Thị Bích Thuỷ, Trưởng Ban Kiểm soát QCG là người đại diện theo pháp luật); thanh toán dự án Nhà Bè trị giá 49 tỷ đồng với ông Lầu Đức Duy; 94,5 tỷ đồng dịch vụ xây dựng với Công ty Tư vấn xây dựng Sông Mã.

Năm 2015, QCG nhận góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC với Bắc Phước Kiển trị giá 400 tỷ đồng. Với Khang Hưng, QCG có giao dịch trị giá gần 90 tỷ đồng các giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ xây dựng; trả trước 16,37 tỷ đồng cho Đại Nam.

Các khoản tiền vay theo báo cáo tài chính quý III năm 2018 của QCG.

Đến năm 2016, giao dịch với các biên liên quan tăng thêm khi QCG phản án giao dịch bán 292,92 m2 đất tại Dự án Nhà 185 Võ Thị Sáu, quận 3, TP. HCM cho bà Hồ Diệu Thảo (con bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - em gái bà Loan) với giá 27,255 tỷ đồng (tương đương gần 100 triệu/m2 trên đường Võ Thị Sáu). Đây từng là mảnh đất được phản ánh là của bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan).

Cũng trong năm 2016, QCG có giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ xây dựng trị giá hơn 310 tỷ đồng với Khang Hưng; gần 22 tỷ đồng dịch vụ môi giới với CTCP Đầu tư Quốc Cường Land (do bà Huyền My làm đại diện pháp luật), mua dịch vụ xây dựng trị giá 319 tỷ đồng với Nhà Hưng Thịnh, mua hàng hoá 164 tỷ đồng với Đại Nam, mua hơn 61 tỷ đồng dịch vụ xây dựng với Giai Việt.

Năm 2017, khoảng 1/3 doanh thu của QCG đến từ giao dịch với bên có liên quan, tổng giá trị gần 264 tỷ đồng, nhưng có tới gần 626 tỷ đồng chi phí đầu vào cũng được mua qua công ty có liên quan, gồm Nhà Hưng Thịnh, Đại Nam, Khang Hưng và Quốc Cường Land.

 

Theo TNCK/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa

Từ ngày 15/9/2018, Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Xử lý hành vi vu khống theo Bộ luật Hình sự 2015

Vu khống, được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác...

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng BHXH cho bà. Vậy, thời gian bà nằm viện 4 tháng có được tính là thời gian công tác không?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com