Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Mở bến xe sau 0 giờ ở Hà Nội: Xe chạy ngày-đêm không được trái tuyến

21/04/2020 17:21

Kinhte&Xahoi Việc cho xe khách liên tỉnh vào các bến của Hà Nội dù ngày hay đêm đều phải quy định về luồng tuyến, đảm bảo trật tự vận tải và giảm ùn tắc giao thông.

Đây là nội dung Vụ Vận tải- Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trả lời văn bản của Sở GTVT Hà Nội đề xuất các bến xe hoạt động sau 0h (0-5h) và cho xe hoạt động xuyên qua các tuyến phố nội đô (xe xuyên tâm).

Như VOV.VN đã thông tin, những ngày qua, dư luận xôn xao về việc Sở GTVT Hà Nội đang dự thảo cho phép các bến xe khách hoạt động thêm vào ban đêm, xe khách tuyến cố định chạy đêm được đi vào tuyến đường ngắn nhất (có thể chạy xuyên tâm), thay vì áp dụng quy hoạch luồng tuyến phân theo khu vực.

Nhiều tuyến xe đêm hiện nay vắng khách.

Các doanh nghiệp vận tải cho rằng, đề xuất cho xe khách chạy “xuyên tâm” vào ban đêm của Sở GTVT Hà Nội có thể dẫn tới tình cảnh “vỡ trận” như bến xe Mỹ Đình gần 10 năm trước.

Liên quan đến vấn đề trên, Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, cơ quan này đã nhận được kiến nghị và có văn bản trả lời Hiệp Hội vận tải Hà Nội liên quan tới đề xuất của Sở GTVT Hà Nội. Vụ này mới đây đã có văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội.

Đại diện Vụ Vận tải giải thích, trên cơ sở quy định tại thông tư 60, quyết định 2288/2015 của Bộ GTVT, việc quyết định giờ xe xuất bến của từng chuyến xe đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh do Sở GTVT hai đầu tuyến thống nhất và công bố công khai trên trang thông tin điện tử. Theo đó, việc mở bến sau 24h do Sở GTVT các địa phương quyết định, trên cơ sở thống nhất với địa phương ở đầu tuyến còn lại.

“Căn cứ quy hoạch chi tiết tuyến vận tải khách cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở GTVT địa phương (đối với tuyến nội tỉnh) và Sở GTVT hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh) thống nhất và công bố công khai biểu đồ chạy xe của từng tuyến do Sở GTVT quản lý theo mẫu quy định”, ông Trần Bảo Ngọc- Vụ trưởng Vụ Vận tải nói.

Tuy nhiên, người đứng đầu Vụ Vận tải khẳng định: “Việc bố trí luồng tuyến xe khách liên tỉnh vào các bến xe của Hà Nội dù ban ngày hay ban đêm đều phải theo quy định trên, nhằm đảm bảo trật tự vận tải và giảm ùn tắc giao thông. Cần đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các đơn vị vận tải thì tất cả các chuyến xe chạy ban ngày hay ban đêm đều thực hiện nghiêm theo quy định về hướng tuyến đã có sự thống nhất của UBND TP với Bộ GTVT theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội...".

Về quy hoạch luồng tuyến, Vụ Vận tải cho hay, quy hoạch luồng tuyến vận tải xe khách liên tỉnh hiện nay áp dụng cho Hà Nội được ban hành trên cơ sở đề xuất của Sở GTVT vào năm 2015. Dựa trên đề xuất đó và thống nhất của UBND thành phố Hà Nội, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 2288 phê duyệt Quy hoạch chi tiết các tuyến xe khách cố định liên tỉnh toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, các tuyến xe khách liên tỉnh đi/đến Hà Nội được quy định rõ: Các tuyến xe phía Nam vào Hà Nội đi theo Quốc lộ 1, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm; các tuyến đi theo đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6 vào bến xe Yên Nghĩa; các tuyến đi theo Quốc lộ 32, Cầu Thăng Long vào bến xe Mỹ Đình.

Trước đó, trả lời kiến nghị của Hiệp hội vận tải Hà Nội, ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, cơ quan này đề xuất điều chỉnh hoạt động vào ban đêm để đáp ứng nhu cầu người dân; phù hợp với tổ chức và hạ tầng giao thông, mục tiêu giảm ùn tắc giao thông.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định, các doanh nghiệp khai thác khung giờ buổi tối không được đổi sang các khung giờ khác và không làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đang khai thác.

Không làm tăng thêm áp lực giao thông trên địa bàn thành phố trong khung giờ có áp lực giao thông cao (từ 06h đến 19h); doanh nghiệp, đơn vị vận tải phải cam kết duy trì hoạt động tại khung giờ đã đăng ký, không đổi “nốt” giờ xuất bến từ khung giờ “thấp điểm” sang khung giờ “cao điểm”;

Các bến xe hai đầu tuyến phải có phương án hoạt động khi kéo dài thời gian phục vụ của bến đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo đúng quy định; Phương án phải nhận được sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp, có sự thống nhất của liên ngành Công an - GTVT, và được sự chấp thuận của UBND Thành phố, Bộ GTVT…        

Hiện Sở GTVT Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo và sẽ xin ý kiến các doanh nghiệp vận tải và cơ quan liên quan trước khi báo cáo UBND Hà Nội và Bộ GTVT./.

5 vấn đề bất cập mở bến xe sau 0 giờ và chạy xuyên tâm

Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên đã có văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội nêu 5 vấn đề bất cập.

Thứ nhất, tại các bến xe của Hà Nội, lượng hành khách tuyến ngắn thường lập trung vào các đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, gọi là “giờ vàng” nên có hiện tượng ùn tắc cục bộ. Tuy nhiên, hiện nay lượng khách đã giảm hẳn. Có bến xe khách công suất chỉ đạt 60% so với kế hoạch.

Thứ hai, quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải tại Quyết định 2288 đã ấn định tần suất của 2 đầu bến. Việc kéo dài “đóng bến” sau 24h sẽ đảo lộn quy hoạch, các xe trên tuyến sẽ tranh giành khách, gây mất TTATGT.

Thứ ba, tăng thêm giờ hoạt động trong khi lượng khách giảm, chi phí hành chính của bến xe tăng lên và các lực lượng quản lý xe khách như TTGT, Công an phải tăng theo, chi phi xã hội tăng bất hợp lý.

Thứ tư, tăng thêm giờ hoạt động nhưng phải đảm bảo đầu xe không tăng theo quy hoạch, đồng thời phải tuân thủ quy hoạch, với Hà Nội phải thực hiện theo hướng tuyến: Bắc - Bắc, Nam - Nam.

Cuối cùng, theo ông Liên, trường hợp quyết định tăng xe chạy sau 24h đêm, thành phố cần cho xe buýt chạy 24h/ngày để phục vụ nhân dân đi lại. 


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Theo VOV/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/mo-ben-xe-sau-0-gio-o-ha-noi-xe-chay-ngay-dem-khong-duoc-trai-tuyen-d122588.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com