Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Ngành nông nghiệp Thủ đô tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế

10/10/2021 15:04

Kinhte&Xahoi Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp Thủ đô vẫn tiếp tục khẳng định được vai trò trụ đỡ của nền kinh tế thông qua việc ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tăng cường nguồn nông sản cho thị trường, bảo đảm ổn định giá cả, vừa thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng, đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế Thủ đô.

Vững vàng vượt qua đại dịch

 Trải qua gần hai năm kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào nước ta, ngành nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Sản phẩm nông sản sản xuất ra không được tiêu thụ kịp thời, giá cả bị giảm mạnh, do đó, đời sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Xác định phải “sống chung” cùng dịch bệnh, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai nhiều biện pháp thích ứng để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song trong 8 tháng năm 2021, nông nghiệp Hà Nội tiếp tục giữ được sự ổn định. Diện tích rau màu các loại đạt 28.454ha, với sản lượng khoảng 520.000 tấn. Cây lâu năm hiện có 23.160ha, riêng diện tích cây ăn quả đạt 19.391 ha.

Ngành nông nghiệp Thủ đô chủ trương khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới

Chăn nuôi trâu, bò không phát sinh dịch bệnh lớn. So với cùng kỳ năm 2020, đàn trâu hiện có 27.200 con, tăng 8,4%; Đàn bò 130.400 con, tăng 0,6%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 1.231 tấn, tăng 5,5%; Sản lượng thịt bò đạt 7.132 tấn, tăng 0,3%.

Đặc biệt, chăn nuôi lợn có sự phục hồi nhanh. Tổng đàn lợn hiện có 1,37 triệu con, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2020; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 8 tháng ước đạt 145.600 tấn, tăng 4,1%. Đàn gia cầm hiện có 39,8 triệu con, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với lĩnh vực thủy sản, tính chung 8 tháng năm 2021, sản lượng ước đạt 73.800 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 72.700 tấn, tăng 3%. Sản lượng trứng gia cầm 8 tháng cũng đạt 1.702 triệu quả, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây được xem là một dấu hiệu khả quan và tích cực, nhất là trong thời điểm cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do trong những tháng đầu năm 2021 thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lúa và cây màu sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, bệnh dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát. Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo thị trường một cách kịp thời của cả ngành cùng các địa phương cũng đã góp phần vào tăng trưởng của ngành.

Cùng với đó, việc tăng đàn gia cầm, diện tích rau màu, cây ăn quả đã giúp thị trường nông sản Hà Nội giữ được mức ổn định, không chịu sức ép từ dịch Covid-19. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tập trung tái đàn lợn cũng giúp việc tăng trưởng của nông nghiệp Thủ đô tăng cao.

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp Hà Nội thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số diện tích cây trồng đến thời điểm thu hoạch, sản phẩm động vật không tiêu thụ được. Thị trường tiêu thụ không ổn định nên khó khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất. Giá vật tư đầu vào, nhân công lao động cũng không ổn định, luôn có xu hướng tăng làm phát sinh chi phí, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Sản xuất ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi, nâng tỷ lệ chế biến sản phẩm còn hạn chế...

Chủ động kế hoạch sản xuất phù hợp với diễn biến thị trường

 Tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, song ngành nông nghiệp Thủ đô đã chủ động kế hoạch ứng phó với những tình huống trên và đã điều chỉnh sản xuất phù hợp với diễn biến thị trường.

Theo đó, từ những tháng cuối năm 2020, ngành nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ xuân, điều chỉnh theo từng nhóm cây trồng cho phù hợp với thị trường. Ví dụ với cơ cấu giống lúa, nhóm giống lúa chất lượng cao đã lên tới 60% diện tích sản xuất; còn rau màu thì tập trung gieo các giống ngắn ngày, đậu tương và ngô thực phẩm.

Hiện các huyện ngoại thành đang triển khai gieo trồng cây vụ đông

Đối với chăn nuôi, ngành nông nghiệp Thủ đô đã chỉ đạo các địa phương tập trung khôi phục đàn lợn, nâng cao chất lượng thủy sản, phát triển đàn trâu, bò... Về thị trường, Hà Nội đã khai thác tối đa các chuỗi cung ứng sản phẩm, phát triển các hợp tác xã, tăng cường liên kết doanh nghiệp và thực hiện phương châm lấy thị trường Thủ đô làm trọng tâm...

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Xác định phải “sống chung” cùng dịch bệnh, nên ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai nhiều biện pháp thích ứng để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Theo đó, Sở đã chỉ đạo các địa phương và người dân thực hiện nghiêm túc lịch mùa vụ. Chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết; Tích cực phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... Qua thực tế kiểm tra tình hình sản xuất tại các địa phương cho thấy, sản xuất vụ xuân cơ bản thuận lợi; lúa, rau màu phát triển tốt; đàn gia súc, gia cầm tăng…

Trong trường hợp dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Sở Công thương đề nghị các siêu thị, chuỗi cửa hàng tăng cường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân Thủ đô. Đồng thời thu mua, dự trữ nông sản trong hệ thống. Mặt khác, ngành Nông nghiệp sẽ chủ động nắm bắt thị trường, căn cứ vào diễn biến cụ thể để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Về lâu dài, Hà Nội định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; Tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng địa phương; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm, qua đó nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Có thể thấy rằng, nhờ những giải pháp nhanh chóng, kịp thời trên, giai đoạn vừa qua, ngành nông nghiệp Thủ đô đã vững vàng vượt qua “cơn bão” dịch bệnh.

Khắc Nam - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nganh-nong-nghiep-thu-do-tiep-tuc-khang-dinh-vai-tro-tru-do-cua-nen-kinh-te-179923.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com