Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Ngỡ ngàng khu "đất vàng” Nhà khách Tỉnh uỷ Bình Dương cho thuê không qua đấu giá

19/03/2020 10:15

Kinhte&Xahoi Sau khi được Tỉnh ủy giao quản lý, khai thác Nhà khách Tỉnh ủy Bình Dương, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương đã báo lỗ liên tục và đem “đất vàng” này cho thuê không qua đấu giá.

Báo lỗ “chóng vánh”

Theo hồ sơ thể hiện, Nhà khách Tỉnh ủy là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương. Nhà khách có tổng diện tích 3.490,8m2, tọa lạc tại 50 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, được coi là vị trí đắc địa của tỉnh Bình Dương.

Theo thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương cung cấp cho báo chí được biết, thực hiện chủ trương rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập và Thông báo số 105-TB/TU ngày 25/8/2016 về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 09/6/2016, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã thống nhất chuyển Nhà khách Tỉnh ủy về cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương (Công ty) quản lý sử dụng với mục đích kinh doanh dịch vụ.

Nhà khách Tỉnh ủy Bình Dương nay thành khách sạn của Công ty Bcons thuê 20 năm.

Do đó ngày 25/8/2016, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Quyết định 236/QĐ/TU về việc sáp nhập Nhà khách Tỉnh ủy về cho Công ty này. Cùng ngày, Văn phòng Tỉnh ủy tiếp tục ban hành Quyết định 26-QĐ/VPTU về việc thành lập Hội đồng kiểm kê, bàn giao Nhà khách Tỉnh ủy cho Công ty vào ngày 27/10/2016.

Sau đó, Công ty tiến hành đăng kí kinh doanh với hình thức chi nhánh: khách sạn Bình Dương trực thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương.

Tuy nhiên chưa đầy 3 tháng sau, Công ty này đã mau chóng “ngã ngựa” và báo lỗ. Do đó, ngày 11/01/2017, Hội đồng thành viên Công ty đã có Tờ trình số 06/TTr-HĐTV lên Tỉnh ủy về việc xin chủ trương cho thuê khách sạn Bình Dương.

Lý do cho thuê được Công ty lí giải vì cơ sở vật chất hạ tầng, thiết bị xuống cấp trầm trọng, hệ số sử dụng phòng thấp, trong khu vực Thủ Dầu Một có nhiều khách sạn mới đi vào hoạt động, nếu bỏ ra chi phí nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lớn cộng với chi phí thuê đất hàng năm khá cao nên Hội đồng thành viên Công ty đã thống nhất xây dựng phương án cho thuê hoặc hợp tác liên kết để khai thác kinh doanh.

Sau khi tiếp nhận tờ trình, ngày 10/2/2017, Tỉnh ủy Bình Dương ra Thông báo số 255-TB/TU, qua đó, chấp thuận chủ trương cho Công ty tìm kiếm đối tác bên ngoài để cho thuê toàn bộ Nhà khách hoặc liên kết để khai thác kinh doanh. Đồng thời, xây dựng phương án cụ thể về hình thức, thời gian, giá cho thuê và các điều khoản cam kết của Công ty để tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy.

Từ đây, những hoài nghi được đặt ra: Tỉnh ủy Bình Dương khi tiến hành sáp nhập có xem xét, đánh giá khả năng tài chính, thực lực của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương hay không? Tại sao Tỉnh ủy không tổ chức đấu giá mà lại “ưu ái” cho sáp nhập vào một Công ty khai thác không hiệu quả như vậy?

Bỏ qua đấu giá?

Những nghi vấn xung quanh việc giao “quyền” về Nhà khách này vẫn chưa dừng lại khi tiếp tục một lần nữa Tỉnh ủy dường như lại “bỏ quên” hình thức đấu giá.

Cụ thể, sau khi báo cáo thua lỗ, Công ty đã thực hiện phương án cho thuê hoặc hợp tác liên kết, theo đó, đã tiếp xúc đàm phán với 2 đối tác là Công ty TNHH Nam Long (địa chỉ 132 Hà Huy Tập, phường Tân Phong, Quận 7, TP HCM) và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bcons (Công ty Bcons) (địa chỉ 4A/167A đường D1, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM).

Thế nhưng có một điều lạ lùng, khi phóng viên tiến hành tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì địa chỉ số 132 Hà Huy Tập, phường Tân Phong, Quận 7, TP HCM thì chỉ ghi nhận có Công ty TNHH Cao su Nam Long đăng ký hoạt động mà không phải là Công ty TNHH Nam Long (như thông tin Tỉnh ủy đã cung cấp).

Một điều lạ lùng tiếp theo trong việc tìm kiếm đối tác, tại sao khu đất được coi là vị trí vàng như vậy lại chỉ có 2 đơn vị “để mắt” tới? Công ty đã thực hiện như thế nào để kêu gọi “hợp tác kinh doanh” Nhà khách trên?

Sau đó, đến ngày 17/7/2017, Công ty tiếp tục có Công văn số 70/IMPCo-ĐTDA về việc báo cáo phương án cho thuê khách sạn Bình Dương. Ngày 04/8/2017, tại Thông báo số 332-TB/TU, Thường trực Tỉnh ủy chấp thuận phương án đề xuất của Công ty, qua đó, chọn Công ty Bcons đàm phán ký kết hợp đồng cho thuê khách sạn Bình Dương.

Ngày 07/8/2017, Công ty ký Hợp đồng cho thuê khách sạn Bình Dương số 11/2017/HĐKT với Công ty Bcons. Theo hợp đồng, thời gian thuê được xác định là 20 năm, giá cho thuê là 200 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm VAT và tiền thuê đất hàng năm). Giá cho thuê được điều chỉnh theo mỗi chu kỳ là 05 năm một lần và mỗi lần điều chỉnh tăng 10% so với giá đang áp dụng….

Về việc cho thuê này, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, đơn vị mới đã đầu tư, sửa chữa cải tạo, nâng cấp, bổ sung nhiều hạng mục công trình đạt chuẩn 3 sao, cải thiện đáng kể cảnh quan, tạo diện mạo đô thị trong khu vực. Và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương thu hồi toàn bộ chi phí đầu tư đã nhận bàn giao 33,6 tỷ đồng trong vòng 14 năm cho thuê; Tạo ra khoản lợi nhuận 22,1 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn 7,2%/năm, thực hiện các nghĩa vụ thuế cho Nhà nước theo quy định…

Trước động thái cho Công ty Bcons thuê Nhà khách với gần 3.500m2 một cách dễ dàng, khiến dư luận luận tại ngỡ ngàng và dấy lên những hoài nghi rằng, tại sao Tỉnh ủy Bình Dương không tổ chức đấu giá để tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư tiềm năng hơn để qua đó tăng nguồn thu cho ngân sách? Thêm vào đó, số tiền cho thuê với giá 200 triệu đồng/tháng thực sự đã làm thỏa mãn và xứng đáng với giá trị thực sự mà khu "đất vàng" này có được hay chưa? Hay vốn dĩ ban đầu việc sáp nhập để rồi Công ty báo lỗ là “cách thức” để không phải thực hiện đấu giá tài sản khi cho thuê?

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/ngo-ngang-khu-dat-vang-nha-khach-tinh-uy-binh-duong-cho-thue-khong-qua-dau-gia-d119643.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com