Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Nguy cơ tái bùng dịch Covid-19 từ dòng người về quê không tuân thủ cách ly, phòng dịch

18/10/2021 08:05

Kinhte&Xahoi Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch Covid-19 trong nước vẫn diễn biến khó lường. Nguy cơ dịch bệnh gia tăng và tái bùng phát có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào, nhất là thời gian qua đã có số lượng lớn người dân di chuyển về quê từ các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội. Để phòng dịch, cùng với ý thức tự giác của mỗi người dân thì cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương. Khi phát hiện trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định.

Người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 khi đi và đến sân bay quốc tế Nội Bài.

Không tự giác phòng dịch, tiếp xúc nhiều người

Theo báo cáo sơ bộ, từ ngày 1-10 đến nay, tại 43 tỉnh, thành phố đã ghi nhận khoảng 180.000 người trở về các địa phương, trong đó có hơn 1.000 người có kết quả xét nghiệm dương tính.

Riêng tại Hà Nội, từ ngày 13 đến 16-10, trên địa bàn Thủ đô đã phát hiện 12 ca dương tính, trong đó có 10 ca là người trở về từ thành phố Hồ Chí Minh và 2 ca là người trở về từ 2 tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh.

Điều đáng nói là đã có trường hợp không tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch của ngành Y tế. Như trường hợp N.T.D.V (nữ, sinh năm 1984, thường trú tại xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội), đang ở cùng bạn tại số 8 phố Đình Ngang, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Từ ngày 11 đến 12-10, chị V đã đi ô tô chung từ thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội. Sau đó, chị V đã đi đến nhiều nơi và tiếp xúc với rất nhiều người trên địa bàn thành phố.

Chỉ đến 23h ngày 15-10, khi nhận được thông tin 2 người đi cùng ô tô từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đã trở thành F0, chị mới làm test nhanh. Sau khi phát hiện mình đã nhiễm bệnh, chị mới thông tin cho Trạm Y tế phường Cửa Nam.

Lúc 2h sáng 16-10, ngay sau khi nắm thông tin về ca bệnh, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã lấy mẫu xét nghiệm của bệnh nhân này và gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Kết quả xét nghiệm RT-PCR khẳng định, chị V dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới sáng 17-10, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, bệnh nhân V có lịch trình di chuyển rất phức tạp. Kết quả điều tra truy vết đã có 9 trường hợp F1, trong đó có 5 F1 tại phố Đình Ngang; 2 F1 tại phố Hàng Bông và 2 F1 tại quận Thanh Xuân và quận Long Biên.

Hiện tại, UBND phường Cửa Nam đã tạm thời phong tỏa phố Đình Ngang và phối hợp với Trung tâm Y tế quận lấy 119 mẫu xét nghiệm RT-PCR (gồm các trường hợp F1 và người dân trong khu vực tạm thời phong tỏa) gửi CDC Hà Nội. Trường hợp bệnh nhân F0 đã được đưa đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến quận Hoàng Mai. Các F1 cũng đã được đưa đi cách ly tập trung và thực hiện cách ly tại nhà với các F2. Quận cũng đã phun khử khuẩn môi trường tại những khu vực có liên quan.

Từ trường hợp nói trên, ông Nguyễn Quốc Hoàn cho rằng, theo quy định hiện hành, người về từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà, đòi hỏi họ phải có ý thức tự giác rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, không để dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, thực tế di chuyển của bệnh nhân N.T.D.V những ngày qua cho thấy, bệnh nhân đã không tự cách ly tại nhà mà đi lại nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người.

Kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại sân bay Nội Bài.

Giám sát chặt, xử phạt nghiêm...

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, người về quê đợt này chủ yếu là từ các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng cao, trong số họ có thể có những F0. Thậm chí, những người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng Covid-19 vẫn có thể bị nhiễm bệnh và lây cho người khác. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều địa phương xét nghiệm đã phát hiện được các trường hợp dương tính trong số những người về quê.

"Những người từ vùng dịch về có thể mang theo mầm bệnh, nếu không được phát hiện sớm sẽ khiến dịch bệnh bùng phát. Do đó, tùy theo tình hình tại từng địa phương nên cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà đối với người trở về từ các địa phương có dịch. Khi triển khai cách ly tại nhà, chính quyền địa phương nên huy động sự tham gia giám sát của tổ Covid-19 cộng đồng. Đặc biệt, để chủ động phát hiện F0 trong cộng đồng, kịp thời xử lý thì tất cả người dân về quê đều được xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày đầu tiên", PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cũng cho rằng, khi người trở về Hà Nội từ các vùng có dịch càng nhiều, thì nguy cơ số ca nhiễm sẽ nhiều lên. Để tránh nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng cần tinh thần tự giác của mỗi người. Người dân đi về phải ký cam kết tuân thủ nghiêm theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú (trong vòng 7 ngày), khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú để được xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định. Đối với trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và tư vấn kịp thời.

Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, những trường hợp trở về từ các địa phương có dịch cũng được coi như những ca nhập cảnh. Do đó, để quản lý tốt những trường hợp này cần có sự phối hợp liên ngành thật chặt chẽ. Hiện nay, việc cung cấp danh sách những trường hợp trở về bằng đường hàng không tương đối đầy đủ, nhưng với đường bộ và đường sắt thì việc cung cấp danh sách này còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cần yêu cầu các nhà xe, hãng xe, Tổng công ty Đường sắt thực hiện nghiêm việc thông báo danh sách những người trở về Hà Nội từ các địa phương có dịch.

"Khi những trường hợp này về các quận, huyện, thị xã thì công tác giám sát, quản lý của chính quyền địa phương phải được nâng lên một mức. Cụ thể, UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường và các lực lượng liên quan tiếp nhận thông tin người dân về trên địa bàn và quản lý chặt chẽ; giao công an khu vực và tổ Covid-19 cộng đồng giám sát chặt chẽ, đồng thời phát huy vai trò giám sát của nhân dân. Thậm chí, khi hàng xóm xung quanh thấy người từ nơi khác về địa phương không thực hiện việc khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch có thể báo cáo chính quyền địa phương. Với những trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch cần phải xử lý nghiêm theo quy định", ông Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh.

Để không xảy ra các trường hợp tương tự như bệnh nhân N.T.D.V, theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, nên giao cho UBND các xã, phường, thị trấn ban hành quyết định cách ly, giám sát và chịu trách nhiệm về việc thực hiện theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà của những người về từ vùng có dịch. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm, UBND xã, phường, thị trấn sẽ xử phạt theo quy định. Nếu nơi nào để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì UBND xã, phường, thị trấn nơi đó phải chịu trách nhiệm.

 Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.

 Thu Trang -Hương Ly - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1014886/nguy-co-tai-bung-dich-covid-19-tu-dong-nguoi-ve-que-khong-tuan-thu-cach-ly-phong-dich

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com