Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Nhận định "90% người dân ăn gạo bẩn" có cơ sở không?

12/09/2020 10:45

Kinhte&Xahoi Nhiều lãnh đạo cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT khẳng định, nhận định "90% người dân ăn gạo bẩn" của một lãnh đạo doanh nghiệp là không có cơ sở, không chính xác.

Mới đây một tờ báo đã trích lời ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (ở Cần Thơ) cho rằng: "Tôi xin khẳng định, 90% người Việt Nam ăn gạo bẩn, có khi 90% là khiêm tốn... Rất nhiều người nghĩ ăn gạo bẩn không chết, mà thực tế thì Việt Nam hay thế giới ăn gạo bẩn cũng không ai chết ngay cả. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây tỷ lệ người bị ung thư, tiểu đường… ngày càng tăng, mà nguyên nhân có sự góp phần của gạo bẩn, của thuốc bảo vệ thực vật tích tụ trong gạo".

Ngay khi thông tin phát ngôn trên của ông Phạm Thái Bình được đăng tải, đã có nhiều ý kiến phản đối đến từ các chuyên gia nông nghiệp, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT).

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết nhận định trên của ông Phạm Thái Bình là không chính xác, bởi những năm qua ngành lúa gạo Việt đang có những thay đổi và khẳng định được uy tín, chất lượng trên thị trường quốc tế.

Ông Cường cho biết, tất cả các thị trường trung bình như Philippines, châu Phi... hay thị trường cao cấp như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản... đều yêu cầu rất khắt khe về hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Gạo của Việt Nam đều đã vượt qua các yêu cầu của thị trường, các nước chấp nhận gạo Việt thì không thể nói gạo Việt là "bẩn" được.

Cũng liên quan đến nội dung trên, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: Để khẳng định gạo có an toàn cho người Việt Nam và xuất khẩu hay không, Bộ NN&PTNT thường xuyên giám sát và lấy mẫu trên diện rộng để đánh giá mức độ an toàn của gạo. Giám sát diện rộng là phải có đủ số mẫu và lấy ở ngẫu nhiên thị trường trên cả 3 miền trên cả nước để đảm bảo gạo được trồng ở tất cả các vùng sinh thái, rồi phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

“Kết quả kiểm soát trên diện rộng cho thấy, năm 2017 đã lấy 150 mẫu gạo, năm 2018 là 169 mẫu thì không phát hiện mẫu nào có chất cấm, có một số mẫu có tồn dư nhưng đều dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng cho phép ở Việt Nam được thiết lập trên cơ sở của Tiêu chuẩn của Codex nên sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng ở Việt Nam đều có tiêu chuẩn như nhau. Như vậy không thể nói là 90% gạo “bẩn” được”, ông Tiệp khẳng định.

Ông Nguyễn Như Tiệp cũng cho biết, ngày càng có nhiều diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… nhưng so sánh giữa gạo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với gạo sản xuất truyền thống thì về mặt an toàn là không khác nhau, còn chất lượng thì có khác nhau nên mới có giá khác nhau.

Gạo là mặt hàng có nguy cơ rủi ro thấp về mất an toàn thực phẩm

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), đối với việc sử dụng thuốc BVTV hiện nay, các tỉnh phía Nam thông thường giai đoạn cuối cùng cần phải phun thuốc BVTV trên lúa để trừ bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt. Đây là các loại sâu bệnh phổ biến tại các tỉnh ĐBSCL, loạt phun cuối cùng thường được tiến hành phun kép. Tuy nhiên, lần phun cuối cùng muộn nhất cũng chỉ được tiến hành ở giai đoạn lúa trước thu hoạch từ 20-25 ngày.

Trong khi đó, các loại thuốc phòng trừ các bệnh như đạo ôn cổ bông, lem lép hạt hiện nay có thời gian cách ly dài nhất cũng thường chỉ 7 ngày. Vì vậy, kể cả trong trường hợp nông dân phải phun thuốc bảo vệ thực vật muộn đi chăng nữa thì nguy cơ rủi ro có tồn dư thuốc BVTV trên gạo vượt mức dư lượng tối đa cho phép là vô cùng thấp.

Đối với các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ, các đợt phải phun thuốc BVTV muộn rất ít xảy ra, thường phun muộn nhất để trừ rầy lứa 6, lứa 7, lúc này lúa mới chỉ chắc xanh đến đỏ đuôi. Vì vậy từ lúc phun tới lúc lúa gặt, thời gian cũng còn khoảng 15-20 ngày nữa nên nguy cơ tồn dư thuốc BVTV đáng kể trên gạo cũng là vô cùng thấp.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV.

Còn theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV: "Hiện nay người dân tự quyết định là sử dụng thuốc gì trên cánh đồng của họ và họ có nhận thức rất tốt. Đầu tiên có sử dụng thuốc hay không. Thứ hai nếu phải sử dụng thuốc gì cũng phải lựa chọn như: chế phẩm sinh học, hoặc loại thuốc diệt trừ đúng đối tượng dịch hại đó chứ không phải phun không kiểm soát. Hàng năm Bộ NN&PTNT đều có chương trình giám sát đối với các cây trồng chính trong đó có gạo. Do vậy cũng sẽ tập trung chính vào những hoạt chất trong quá trình kiểm soát".

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, hiện nay, chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Tám tháng của năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu từ 6,5 triệu đến 6,7 triệu tấn gạo, đặc biệt là khi tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do thì thị trường nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm.

 Nguyễn Dương - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhan-dinh-90-nguoi-dan-an-gao-ban-co-co-so-khong-20200912084635553.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com