Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Ngay khi Nghị định 100/2019 của Chính phủ có hiệu lực (1-1-2020), dư luận đã dậy sóng khi lực lượng CSGT trên cả nước đồng loạt kiểm tra, xử phạt nhiều người lái xe có uống rượu, bia với số tiền phạt ngất ngưởng gây ra nhiều hiệu ứng tích cực.

Nghị định 100/2019 còn có nhiều nội dung nổi bật khác mà bất kỳ người lái xe nào cũng cần chú ý.

Bổ sung nhiều vi phạm mới

Với Nghị định 100/2019, lực lượng chức năng không còn bị trói tay trước nhiều hành vi sai phạm khá phổ biến.

Dễ thấy nhất là tình trạng nhiều tài xế do không gài chốt cẩn thận khiến thùng container rơi gây nguy hiểm cho người đi đường. Vì Nghị định 46/2016 cũ không quy định rõ nên nhiều địa phương không thể xử phạt vi phạm này.

Nay điểm c khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019 hướng dẫn rõ: Hành vi “chở container trên xe (kể cả sơmi rơmoóc) mà không sử dụng thiết bị để định vị chắc chắn container với xe hoặc có sử dụng thiết bị nhưng container vẫn bị xê dịch trong quá trình vận chuyển” bị phạt 2-3 triệu đồng. Đồng thời tài xế vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.

Ngoài việc có nhiều vi phạm mới thì mức phạt áp dụng cho các lỗi đều tăng lên đáng kể để mọi người bắt buộc phải dè chừng, thực hiện nghiêm. Vi phạm về nồng độ cồn là một đơn cử nổi bật (xem bảng) mà theo đó thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt có thể phải là trưởng phòng CSGT (được phạt đến 8 triệu đồng), giám đốc công an tỉnh (được phạt đến 20 triệu đồng), cục trưởng Cục CSGT (được phạt đến 40 triệu đồng).

 
Theo Nghị định 100 thì trong một số trường hợp, chính chủ xe phải là người chịu phạt nguội đối với hành vi vi phạm được phát hiện. Ảnh: HỮU TÂM

Chủ xe phải chịu phạt nguội

Trong việc xử phạt vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát (phạt nguội), từng có những lấn cấn về pháp lý liên quan đến các xe cho thuê, mượn. Đó là khi không tìm ra được người lái xe đã phạm lỗi thì CSGT sẽ ép chủ xe đóng phạt gây ra những bức xúc CSGT phạt oan.

Để rõ ràng hơn, Nghị định 100/2019 quy định: Khi nhận được thông báo yêu cầu đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm, chủ xe phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển xe  thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp chủ xe không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã lái xe sai quy định thì chính chủ xe bị xử phạt đối với hành vi vi phạm được phát hiện.

Không tùy tiện từ chối đăng kiểm

Liên quan đến các ô tô vi phạm, CSGT nhiều tỉnh, thành sẽ không còn được lạm quyền đề nghị dừng đăng kiểm nhằm tạo áp lực cho chủ xe thực hiện nghĩa vụ đóng phạt. 

Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019, khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hoặc văn bản thông báo, nếu chủ ô tô (hay rơmoóc, sơmi rơmoóc, xe máy chuyên dùng) chưa đến giải quyết, người có thẩm quyền xử phạt sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm. Căn cứ vào đó, cơ quan đăng kiểm sẽ có sự cảnh báo vi phạm của xe trên chương trình quản lý kiểm định.
 
Kế tiếp, khi có người đưa xe đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm sẽ thông báo về việc vi phạm, thực hiện kiểm định xe theo quy định. Bấy giờ cơ quan đăng kiểm sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Lưu ý: Trong trường hợp này, giấy chứng nhận cùng tem chỉ có hiệu lực trong 15 ngày.

Sau khi người vi phạm đến giải quyết xong vụ việc thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa việc cảnh báo. Cùng với đó, cơ quan đăng kiểm sẽ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

 Hai thiếu sót gây tranh cãi

1. Không khớp Luật Giao thông đường bộ

Nghị định 100 ngày 30-12-2019 chỉ nêu các căn cứ pháp lý là các luật giao thông đường bộ, đường sắt và không đề cập đến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Điều đáng nói là Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội thông qua nửa năm trước (ngày 24-6-2019) và có hiệu lực cùng ngày với Nghị định 100/2019 là 1-1-2020.

Theo đó, chỉ khi có Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 thì mới có việc đã uống rượu, bia không được lái tất cả loại xe chứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) không cấm tiệt như thế.

Do vậy sẽ hợp lẽ hơn nếu khi đề ra cách xử phạt nào giờ mới có đối với người chạy xe máy, xe đạp có nồng độ cồn ≤ 0,25 mg/lít khí thở…, Nghị định 100/2019 căn cứ vào cả Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Có hiệu lực chỉ sau hai ngày ban hành

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thời điểm có hiệu lực của các văn bản do các cơ quan trung ương ban hành không được sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Vậy Nghị định 100/2019 có hiệu lực chỉ sau hai ngày ban hành thì có đúng luật không?

Được biết lúc đầu Bộ GTVT chỉ định xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2016. Sau đó, Bộ GTVT bỏ dự thảo nghị định sửa đổi đó và soạn lại nghị định mới để thay thế Nghị định 46/2016. Đầu tháng 8-2019 (sau khi đã có Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia), Bộ GTVT tổ chức lấy ý kiến dự thảo mới.

Trả lời báo chí, một vụ phó Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đường bộ cho biết sở dĩ Nghị định 100/2019 có hiệu lực nhanh kỷ lục là do nghị định này được xây dựng, ban hành theo trình tự rút gọn.

Thật ra giải thích vậy cũng không được thuyết phục lắm vì Bộ GTVT đã có thời gian khá dài để triển khai. Nếu đúng là rút gọn thì thời hạn lấy ý kiến theo luật định chỉ là 20 ngày. Trong khi đó, với dự thảo Nghị định 100/2019 thì như thông báo trên website của Bộ GTVT, bộ này đã thực hiện lấy ý kiến đến những hai tháng. Nếu sau đó nữa Bộ GTVT nỗ lực hoàn chỉnh, đệ trình thì nghị định đã có thể được ký ban hành sớm hơn để mọi người đỡ cập rập và thực thi tốt hơn.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Theo Pháp luật TP. HCM/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/nhieu-bat-ngo-ve-nghi-dinh-phat-nang-ruou-bia-d114822.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com