Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Những điều tân sinh viên cần lưu ý trước khi vào năm học mới

25/08/2022 08:47

Kinhte&Xahoi Bước vào ngưỡng cửa đại học, nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất đi học xa nhà sẽ phải đối mặt với những thử thách không nhỏ trong cuộc sống tự lập. Vì vậy các tân sinh viên hãy lưu ý những điều cần lưu ý dưới đây cho kỳ nhập học sắp tới nhé!

Nhận được thông báo đỗ đại học là tin vui nhất đối với các bạn học sinh vừa tốt nghiệp THPT, cũng là lúc nhiều bạn trẻ sẽ phải tập làm quen với cuộc sống xa nhà, xa gia đình... Do đó, tân sinh viên cần phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng xử lý tình huống để đảm bảo cho cuộc sống tự lập an toàn.

Đừng xả hơi quá đà

Nhiều tân sinh viên có ý nghĩ sẽ xả hơi năm nhất đại học. Chính vì vậy, gần như cả khoảng thời gian này, không ít bạn đã rơi vào tình trạng “ăn chơi” quá đà, dẫn đến kết quả học tập cũng sẽ bị giảm sút. Cùng với đó, điểm số thấp, các kỹ năng thiếu hụt, trải nghiệm sống nghèo nàn sẽ khiến cho các bạn sinh viên khó có thể tồn tại dễ dàng tại một nơi xa lạ.

Tân sinh viên cần cảnh giác với những cạm bẫy

Nhiều ý kiến cho rằng, đại học là ngưỡng cửa của cuộc đời, ở một môi trường mới, các bạn tân sinh viên nên chú trọng vào học tập và trải nghiệm, không nên chủ quan và đừng phung phí tiền bạc và thời gian vào những cuộc vui mà quên đi mất nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của đời sinh viên.

Cạm bẫy “việc nhẹ lương cao”

 Sau khi ổn định cuộc sống, nhiều bạn tân sinh viên muốn đi tìm việc làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập. Nếu các bạn muốn đi làm thêm thì hãy tìm hiểu thật cặn kẽ nơi làm thêm, nguồn đăng tuyển, cảnh giác trước những thông tin “việc nhẹ lương cao”, không nên nghe theo lời dụ dỗ của "cò" tìm việc làm...

Nhiều anh chị sinh viên đi trước cho rằng, tân sinh viên có thể đi làm để kiếm thêm thu nhập cũng là một lựa chọn tốt. Các bạn nên cố gắng lựa chọn các công việc liên quan đến ngành học của mình để có những trải nghiệm thực tế cũng có thể vừa học vừa làm. Tuy nhiên nên sắp xếp thời gian hợp lý và đặt việc học lên hàng đầu.

Việc lập kế hoạch tài chính hợp lý cho cá nhân vô cùng quan trọng, kiểm soát các khoản chi tiêu hợp lý hơn ở môi trường mới không phải bạn tân sinh viên nào cũng làm được. Do đó, hãy lên kế hoạch cho tương lai và quản lý từng khoản chi tiêu nhỏ nếu như bạn không muốn đối mặt với tình cảnh thiếu hụt ngân sách hay không có tiền khi xảy ra sự cố “bất đắc dĩ”.

Nói không với..."Ngại”

 Khi mới chân ướt chân ráo bước vào ngôi trường đại học, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy vô cùng lạ lẫm và cảm thấy khó hòa nhập với môi trường mới. Ở đại học, một trong những “đặc sản” của đời sống sinh viên là các hoạt động sinh hoạt, đoàn thể, Hội Sinh viên, giao lưu tại các câu lạc bộ. Ở mỗi câu lạc bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau, bạn có thể học hỏi và phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn không chỉ ở ngành nghề của mình, mà còn có thể phát triển kỹ năng mềm. Đây cũng là cơ hội để kết nối, giao lưu và mở rộng các mối quan hệ. Chính vì vậy, tân sinh viên hãy nỗ lực làm quen, chia sẻ, tích cực tham gia các đội, nhóm để hòa hợp hơn với môi trường đại học.

Cẩn thận với môi giới phòng trọ

 Khi chuẩn bị nhập học, rất nhiều tân sinh viên gấp rút đi tìm thuê phòng trọ, nhà trọ. Tuy nhiên, việc thuê trọ ở một nơi xa lạ hoàn toàn không đơn giản, các bạn sinh viên năm nhất hoàn toàn có thể mắc phải những bẫy lừa đảo tinh vi. Nếu tự đi tìm, các bạn nên đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ, đọc kỹ hợp đồng và đừng quên “hỏi han” những hàng xóm xung quanh.

Tân sinh viên cần cảnh giác với những cạm bẫy

Hãy luôn khóa cửa cẩn thận mỗi khi ra vào phòng trọ, trang bị ổ khóa an toàn, chốt cửa kỹ lưỡng, đề phòng mất trộm.

Cảnh giác sập bẫy tệ nạn xã hội

 Môi trường học tập mới mang lại cho tân sinh viên nhiều trải nghiệm thú vị để trưởng thành, nhưng cũng có thể nhấn chìm tương lai của các bạn sinh viên bởi các cạm bẫy. Đó là những cạm bẫy từ tệ nạn xã hội có thể xuất phát từ chính những mối quan hệ mới như: lô đề, cờ bạc, vay nặng lãi hay những phức tạp đến từ việc tham gia vào kinh doanh đa cấp...

Xa gia đình là đồng nghĩa với việc không có người quản thúc, tất cả mọi việc đều tự bạn quyết định. Ở thành phố cái gì cũng đầy đủ tiện nghi nhưng đi liền với đó là những cạm bẫy. Chính vì những mối nguy đó có thể kéo bạn xuống hố bất cứ lúc nào, thì mỗi tân sinh viên cần trang bị cho bản thân ý thức phòng tránh những tệ nạn xã hội, đặt ra giới hạn và sống có quy tắc của bản thân mình.

Thời sinh viên quả là có nhiều thứ được trải nghiệm, nhưng có thực sự "màu hồng" hay không còn phụ thuộc vào cách sống của mỗi người. Hãy luôn nhớ rằng bạn ra thành phố là để đi học, mục tiêu trước mắt của bạn là lĩnh hội kiến thức. Do vậy, ngay từ đầu các bạn tân sinh viên hãy xây dựng cho mình một kế hoạch học tập, đề ra mục tiêu và tăng cường “sức đề kháng” cho bản thân.

 Đình Trung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nhung-dieu-tan-sinh-vien-can-luu-y-truoc-khi-vao-nam-hoc-moi-204260.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com