Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

“Nóng” chuyện giải phóng mặt bằng dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài

28/11/2020 11:15

Kinhte&Xahoi UBND quận Đống Đa (TP Hà Nội) vừa tổ chức họp báo thông tin về tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trên địa bàn phường Láng Thượng.

Vẫn còn nhiều hộ dân chưa đồng thuận với giá bồi thường để bàn giao mặt bằng cho dự án.

Mới có 6 hộ dân bàn giao mặt bằng

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Hoàng Giáp cho biết, đây là dự án TP giao cho quận làm chủ đầu tư. Dự án được TP chỉ đạo thực hiện nhiều năm nay, nhưng đến 2018 mới được TP bố trí ngân sách thực hiện.

Về quá trình thực hiện dự án, PGĐ Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Đống Đa (BQLDA) Nguyễn Hoàng Hà cho biết, dự án được triển khai nhằm kết nối hệ thống các tuyến đường giao thông chính trong khu vực, giảm tải các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, đường Láng (thuộc Vành đai II) và đường Đê La Thành (thuộc Vành đai I, đoạn Voi Phục – Giảng Võ), hạn chế ùn tắc giao thông, đồng thời tạo ra một tuyến phố văn minh hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Hà cho biết, quyết định đầu tư đã được phê duyệt, tuyến đường có chiều dài khoảng 1,3km, mặt cắt ngang 28,3m – 30m, điểm đầu tuyến tại nút giao đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Nguyễn Chí Thanh, điểm cuối tại nút giao Voi Phục với tổng mức đầu tư khoảng hơn 342 tỷ. Công trình khởi công ngày 8/3/2019, thời gian thực hiện 2018 - 2022.

Dự án đã được quy hoạch từ nhiều năm trước song đến nay vẫn đang vướng mắc trong công tác GPMB nên ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Theo thống kê, diện tích sử dụng đất của dự án gần 39.600m2, liên quan 72 hộ dân và 16 tổ chức.

Các đơn vị chức năng đã tổ chức điều tra khảo sát với 16/16 tổ chức và 9/16 tổ chức đã bàn giao mặt bằng (diện tích khoảng 20.000m2); đã khảo sát 72/72 hộ dân, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 33/72 hộ dân. Tuy nhiên, hiện mới 6 hộ dân bàn giao mặt bằng (diện tích khoảng 800 m2).

Chỉ giới đường đỏ không thay đổi qua các năm?

Trước đó, Báo PLVN đã thông tin, Quyết định 3213 ngày 26/6/2018 của UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án lấy căn cứ là bản vẽ chỉ giới đường đỏ ghi ngày 6/2/2004 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập.

Nhưng trong Công văn 7185 ngày 31/8/2018 của Sở TN&MT hướng dẫn UBND quận Đống Đa xác định mốc giới thực hiện dự án, lại thấy căn cứ vào bản vẽ chỉ giới đường đỏ xây dựng tuyến đường Thái Hà kéo dài đến Voi Phục tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập ngày 26/4/2011. 

Người dân thắc mắc đâu là bản vẽ chỉ giới đường đỏ được dùng cho dự án này? Bản đồ chỉ giới đường đỏ lập ngày 26/4/2011 đã được duyệt chưa? Người dân đề nghị được cung cấp bản đồ chỉ giới đường đỏ và bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 mới nhất. 

 Ông Hà đưa ra tấm bản đồ quy hoạch năm 1997 của quận Đống Đa.

Trả lời câu hỏi liên quan đến hai bản đồ chỉ giới đường đỏ, ông Hà đưa ra bản đồ quy hoạch năm 1997 của TP Hà Nội. Theo ông Hà, năm 2000 Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông cũng đã cập nhật quy hoạch và đã tích hợp bản đồ chỉ giới đường đỏ trong đó. 

Ông Hà nói rằng, tất cả các bản vẽ từ trước đến nay đã được cập nhật vào báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt. Mới đây nhất, quy hoạch H13 của UBND Hà Nội đã được thông qua và đã cập nhật quy hoạch. 

“Đối với bản vẽ chỉ giới giới đường đỏ năm 2004 và năm 2011, tất cả các bản vẽ cùng một nội dung, cùng một chỉ giới bởi quy hoạch tại đây đã được cắm mốc năm 1996 và được phê duyệt năm 1997 được cập nhật từ đó đến nay. Qua các năm chúng ta đi xác lập các nhiệm vụ khác như công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thiết kế, công tác cấp đất nhưng nội dung tất cả các bản vẽ là một”, ông Hà thông tin. 

Liên quan vấn đề người dân cho rằng khi triển khai dự án, UBND quận Đống Đa không công khai, chưa lấy ý kiến của các hộ dân, ông Hà cho biết, BQLDA đã nhiều lần báo cáo trả lời kiến nghị của những người dân liên quan nội dung này. 

Theo đó, thực hiện Quyết định 3213 ngày 26/6/2018 về việc phê duyệt nghiên cứu báo cáo đánh giá khả thi đầu tư xây dựng tuyến đường; ngày 20/8/2018 BQLDA và UBND phường Láng Thượng đã cắm biển công bố dự án tại 4 điểm đất thuộc tuyến đường.

Căn cứ Quyết định số 10 ngày 29/7/2017 của UBND Hà Nội, ngày 21/11/2018 quận đã ban hành Quyết định 3409 và 3410 về việc thành lập hội đồng hỗ trợ tái định cư thực hiện công tác GPBM và tổ công tác phục vụ GPBM thực hiện dự án. 

Ngày 10/11/2019 BQLDA đã phối hợp với UBND phường Láng Thượng tổ chức công khai các văn bản pháp lý và phát thông báo thu hồi đất, phát bản tự kê khai đất đai tài sản, cây trồng, vật nuôi nằm trong chỉ giới GPMB thuộc dự án cho tất cả các hộ dân. “Như vậy với công tác công bố, công khai, chúng tôi đã thực hiện theo đúng các quy định”, ông Hà nói.

Với việc thu hồi 487m2 đất tại di tích Pháo Đài Láng, ông Hà cho biết, ngày 20/2/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 683 nêu: “Thống nhất với đề nghị của UBND TP Hà Nội về việc điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích quốc gia tại địa điểm Pháo đài Láng, theo hướng giảm diện tích khu vực bảo vệ I để phù hợp với thực tế, yêu cầu mở đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài”.

Hiện vẫn còn gần 20 hộ dân chưa đồng thuận để bàn giao mặt bằng triển khai thực hiện dự án, chưa đồng ý với giá bồi thường. Bên cạnh đó, nhiều hộ cũng cho rằng việc công khai, minh bạch quy trình, thủ tục trong quá trình lập, phê duyệt dự án chưa được đảm bảo.  

Hải Thanh - Phi Hùng - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nong-chuyen-giai-phong-mat-bang-du-an-duong-huynh-thuc-khang-keo-dai-d141903.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com