Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Nước sạch bi nhiễm dầu bẩn: Nên xem xét trách nhiệm hình sự của Công ty Viwasupco

19/10/2019 09:08

Kinhte&Xahoi Nhiều ngày qua, hàng vạn hộ dân tại khu vực Tây Nam Hà Nội phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về nước sạch. Nguồn nước sạch từ Nhà máy nước sông Đà cung cấp tới các hộ dân bị ô nhiễm. Nhiều ý kiến cho rằng, các hộ dân có thể khởi kiện đơn vị cung cấp nước sạch, thậm chí, đơn vị cung cấp nước sạch còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Mặc dù biết rõ nguồn nước không đảm bảo chất lượng, Viwasupco vẫn cung cấp cho người dân.

Người dân có quyền khởi kiện đơn vị cung cấp nước

Đến thời điểm này, thiệt hại của vụ việc chưa có thống kê cụ thể nhưng đời sống của hàng ngàn người dân bị xáo trộn, bất an, thiệt hại về kinh tế là có thật. Việc cung cấp nước sạch và sử dụng nước của các hộ dân ở Hà Nội với Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà (Công ty Viwasupco) được thực hiện theo hợp đồng mua bán nước.

Đây là một quan hệ dân sự, do vậy, hai bên phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết đã thoả thuận. Đối tượng hàng hoá giao dịch trong hợp đồng này là nước sạch. Và theo đó, nước sạch để sinh hoạt, sử dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định và đảm bảo cho sức khỏe người dân. Cùng với đó, trách nhiệm của bên cung cấp cũng phải đảm bảo tính ổn định cho việc cung cấp nước người dân.

Tuy nhiên, từ ngày 9/10 nhiều người dân ở Hà Nội bắt đầu phản ánh về tình trạng nước có mùi lạ và kéo dài nhiều ngày sau vẫn chưa được cải thiện.

Sau khi nhận được thông tin về nguồn nước có dấu hiệu bất thường, các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, tiến hành xét nghiệm chất lượng nước. Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của TP Hà Nội cho thấy, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN từ 1,3-3,65 lần. 

Trước đó vào ngày 8/10, một số cán bộ của Công ty Viwasupco phát hiện những vết dầu loang trên hồ gần Nhà máy nước sông Đà (Hòa Bình). Thế nhưng, Công ty Viwasupco đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình, cũng như Hà Nội. Về vấn đề này, nhiều người cho rằng, Công ty Viwasupco đã bưng bít thông tin khi phát hiện sự cố nhưng không thông báo mà vẫn tiếp tục cấp nước cho người dân.

Thậm chí, công ty này cũng không ngăn chặn ô nhiễm theo quy định, dẫn đến váng dầu đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Pháp luật có quy định rõ về trường hợp này. Cụ thể, Điều 608, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng ghi nhận: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng”.

 Người dân chung cư Linh Đàm xếp hàng lấy nước từ xe téc chở đến. (Ảnh: Vnexpress)

Theo nhiều chuyên gia pháp lý, trong trường hợp trên, Công ty Viwasupco đã không thực hiện đúng cam kết và phải có trách nhiệm bồi thường cho người dân đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch nhưng phải dùng nước bẩn, có thể gây nguy hại về sức khỏe cho mọi người. Cũng như khiến người dân phải thiệt hại kinh tế khi phải tự bỏ tiền mua nước từ nguồn khác để sử dụng.
 
Có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự 

Liên quan tới vụ việc đổ trộm dầu thải tại khu vực Nhà máy nước sông Đà, UBND tỉnh Hòa Bình cho biết ngày 16/10 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-CSĐT về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự. 

Cơ quan chức năng cũng nên xem xét trách nhiệm hình sự của Công ty Viwasupco trong sự việc này.

Công ty Viwasupco đã thừa nhận có váng dầu và châm tăng hóa chất trong nước sản xuất. Như vậy, Công ty Viwasupco đã biết chất lượng nước không đảm bảo, không đủ điều kiện sử dụng mà vẫn cấp nước. Công ty này cũng không có bất cứ khuyến cáo kịp thời cho người dân.

Đây có thể coi là hành vi coi thường tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Cơ quan chức năng cần làm rõ và xem xét xử lý trách nhiệm của những người có liên quan. Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, hành vi phát hiện nguồn nước nhiễm bẩn nguy hại nhưng không có bất cứ hành động nào, từ báo cáo đến ngăn chặn của Công ty Viwasupco, thì đã có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Ngoài vi phạm điều khoản trên, Công ty Viwasupco còn có thể bị xem xét khởi tố theo Điều 237 Bộ luật Hình sự 2015 về  “Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường”. Bởi lẽ, công ty này đã thấy nguồn nước bị ô nhiễm mà không khắc phục sự cố làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn tiếp tục đưa ra tiêu thụ. 


Theo Luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư Hà Nội), xét dưới góc độ xã hội, nước là nhu yếu phẩm thiết yếu của con người. Nhưng Công ty Viwasupco lại không báo cáo với cơ quan chức năng hoặc đưa ra phương án xử lý ngay từ khi biết sự việc. “Việc cung cấp nước sạch đã được ưu ái rất lớn, gần như độc quyền. Do vậy, việc đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người tiêu dùng cần phải được đặt lên hàng đầu. Thậm chí, phải đặt trên cả yếu tố về mặt kinh doanh. Tuy nhiên, ở vụ việc này tôi cho rằng Viwasupco thiếu đạo đức kinh doanh, họ vô cảm trước tính mạng, sức khỏe của khách hàng”, ông Tuấn Anh nói.

Vị luật sư cho rằng, thông thường với một đơn vị kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm với khách hàng thì ngay sau khi phát hiện nguồn nước có vấn đề phải ra thông báo dừng ngay việc cung cấp nguồn nước đó cho khách hàng để chờ kết quả xét nghiệm hoặc khắc phục sự cố.

Trong thời gian này, đơn vị cung cấp nước sạch cần có nguồn nước dự phòng, bổ sung để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com