Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Phó Thủ tướng: Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng

31/07/2020 21:06

Kinhte&Xahoi Chiều 31/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai công tác phòng chống dịch bệnh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại cuộc họp chiều 31/7. Ảnh: VGP/Đình Nam

Bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên tử vong

Tại Việt Nam, báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, tính đến 10h ngày 31/7, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 509 trường hợp mắc COVID-19, 1 trường hợp tử vong (BN 428).

Trường hợp tử vong đầu tiên (BN428) được ghi nhận ngày 31/7 là bệnh nhân nam, 70 tuổi, thường trú tại Hội An, Quảng Nam vào khoa Nội Thận Tiết niệu (Bệnh viện Đà Nẵng) ngày 9/7 với chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối đang phải chạy thận nhân tạo, có tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, viêm phổi. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19 ngày 27/7.

Tại Đà Nẵng đã ghi nhận 80 trường hợp mắc, trong đó có 8 nhân viên y tế, 44 bệnh nhân, 26 người nhà bệnh nhân và 2 ca mắc bệnh tại cộng đồng (BN420, 434). Các ca bệnh chủ yếu tập trung tại các cơ sở y tế (Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Bệnh viện Giao thông vận tải Đà Nẵng) với 70 trường hợp mắc. Riêng ngày 31/7 đã ghi nhận thêm 45 trường hợp, đều là những người đã được cách ly tại các cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm.

Tại 5 tỉnh thành phố khác đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19, gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, TPHCM, Hà Nội, Đắk Lắk. Tất cả các trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch tại Đà Nẵng.

Cập nhật diễn biến mới nhất về tình hình dịch bệnh trên thế giới, Ban Chỉ đạo cho biết, trên thế giới đã ghi nhận hơn 17,2 triệu trường hợp mắc COVID-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ. Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận số mắc và tử vong cao nhất trên toàn thế giới (4.568.375 trường hợp mắc) tiếp đó là Brazil (2.555.518 trường hợp), Ấn Độ (1.587.982 trường hợp); 21 quốc gia có số mắc trong khoảng 100.000 – 1.000.000 trường hợp; 191 quốc gia, vùng lãnh thổ có dưới 100.000 trường hợp mắc.

Trên thế giới đã ghi nhận 670.454 trường hợp tử vong (tăng 6689 trường hợp so với ngày 29/7); cao nhất tại Mỹ với 153.845 trường hợp; 10 quốc gia có số tử vong trong khoảng 10.000 đến 100.000 trường hợp là: Brazil, Anh, Mexico, Ý, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha, Peru, Iran và Nga.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin thêm về ca bệnh COVID-19 tử vong đầu tiên. Ảnh: VGP

Tử vong do nhồi máu cơ tim, suy thận giai đoạn cuối,… và COVID-19

Về ca bệnh tử vong đầu tiên, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, rạng sáng ngày 31/7 bệnh nhân xuất hiện ngừng tim, được cấp cứu tại chỗ, nhưng đã tử vong lúc 5h30 ngày 31/7.  

Nguyên nhân tử vong là do: Nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối, biến chứng; suy hô hấp do suy tim và COVID-19.

Đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, cao tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, đã được hội chẩn nhiều lần của Tiểu ban điều trị và các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm; được Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu liên tục. Thậm chí, Bộ đã cử GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, chuyên gia đầu ngành tim mạch vào trực tiếp điều trị nhưng vẫn không cứu được. Hiện Đà Nẵng còn một số trường hợp rất nặng.

Đưa lực lượng tinh nhuệ nhất vào Đà Nẵng

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, diễn biến dịch bệnh tại Đà Nẵng tương đối phức tạp vì đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa xác định được nguồn lây. Tuy nhiên, hiện nay đa số các ca phát hiện đều thuộc cụm bệnh viện ở Đà Nẵng. Một vài ca bệnh khác không liên quan đến cụm bệnh viện đang được tiến hành điều tra nguồn gốc lây nhiễm.

Xác định tình hình ở Đà Nẵng không đơn giản vì những bệnh nhân mắc COVID-19 đều là những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý nền nặng (cấp cứu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo). Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu Bộ Y tế đã chỉ đạo rất sát sao, tập trung phương tiện, trang thiết bị, điều động những lực lượng tốt nhất vào Đà Nẵng.

Hiện Bộ Y tế đã nâng công suất xét nghiệm tại Đà Nẵng lên 10.000 mẫu/ngày. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, cùng các chuyên gia giỏi nhất đã vào Đà Nẵng phối hợp với địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch,...

Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành truy vết, xác định số lượng người đến và đi từ Đà Nẵng và từ cụm bệnh viện để phát thông tin cảnh báo, gửi tin nhắn,… Bộ đang tiếp tục rà soát, triển khai lấy mẫu để xét nghiệm diện rộng để truy vết trong cộng đồng.

Trước diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, nếu ra ngoài thì thì phải đeo khẩu trang nhất là ở nơi tập trung đông người, hay đi trên các phương tiện giao thông công cộng…

Sau khi nghe Bộ Y tế báo cáo về diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19, các chuyên gia và thành viên Ban Chỉ đạo đã bàn thảo về: Công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; bảo đảm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác xét nghiệm, điều trị; quản lý biên giới, đường mòn lối mở; tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông;…

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết, diễn biến dịch bệnh nhanh chóng những ngày qua làm tâm lý người dân Đà Nẵng không khỏi lo lắng. Chính quyền địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt, chỉ đạo nghiêm ngặt, nhưng có thời điểm cũng lúng túng. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục tập trung lực lượng để hỗ trợ dập dịch ở địa phương này.

Đồng thời Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng… cũng đề nghị Ban Chỉ đạo tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị mới với những biện pháp cụ thể, quyết liệt để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên cả nước trong thời gian tới.

Về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, theo kế hoạch kỳ thi diễn ra từ ngày 8-10/8. Đến ngày hôm nay 63 địa phương đã nhận được đề thi.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Y tế có văn bản gửi các tỉnh thành hướng dẫn để tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn… Bộ đã phân loại thí sinh theo 4 nhóm và có giải pháp phù hợp. Những ngày tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế và các địa phương, bám sát tình hình để báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời quyết định.

Ảnh: VGP/Đình Nam

Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ưu tiên cao nhất bây giờ là tiếp tục thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, các ngành, tập trung khoanh gọn, dập thật sớm ổ dịch ở Đà Nẵng.

Chúng ta đã dùng những biện pháp rất mạnh, Bộ Y tế đã lập tổ công tác đặc biệt, tăng cường rất nhiều chuyên gia, huy động các lực lượng công an, quốc phòng cùng vào cuộc dập dịch.

Thông tin đến bây giờ cho thấy về cơ bản các ca bệnh được phát hiện đều liên quan đến khu 3 bệnh viện ở Đà Nẵng nhưng chúng ta không được chủ quan.

Các địa phương phải tăng cường siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt các thành phố lớn.

Trong khi đó tình hình dịch bệnh bên ngoài rất phức tạp, trong 24 tiếng đồng hồ qua đã ghi nhận trên 200.000 ca nhiễm mới. Các nước đều tăng nhanh cả về ca nhiễm và số tử vong. Do vậy, chúng  ta không thể nào ở trạng thái bình thường mà nhất định phải bình thường mới.

Ban Chỉ đạo thống nhất trình Thủ tướng ban hành văn bản chỉ đạo để sẵn sàng trong trạng thái bình thường mới khi có sự cố như Đà Nẵng.

Bộ Y tế tăng cường lực lượng phòng, chống dịch cho Đà Nẵng, đồng thời phải chỉ đạo quyết liệt hệ thống bệnh viện thực hiện nghiêm các chỉ đạo trước đây về tầm soát, sàng lọc, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ, đúng với ý nghĩa y tế là tuyến đầu, luôn sẵn sàng cao độ, đặc biệt là những khoa điều trị bệnh nhân nặng, có bệnh lý nền.

Đối với việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, mặc dù đã tính đến phương án một tỉnh hay một số tỉnh có dịch phải cách ly theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ đến sát ngày thi để có phương án căn cứ đúng tình hình thực tế, báo cáo Thủ tướng.

Phương án thi phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho thí sinh, tuân thủ quy định về phòng, chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo cơ hội cho những học sinh có năng lực được vào học những trường ĐH theo nguyện vọng, năng lực của mình.

Trần Mạnh – Đình Nam- Báo Chính phủ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Link bài gốc http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Pho-Thu-tuong-Khoanh-gon-dap-som-o-dich-o-Da-Nang/402669.vgp

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com