Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Quảng cáo trên YouTube: Mạnh tay “trảm” video xấu, độc

07/04/2021 10:54

Kinhte&Xahoi Nhiều DN chi số tiền lớn cho Google để quảng cáo trên nền tảng YouTube. Tuy nhiên, thay vì định vị đúng khách hàng mục tiêu, những quảng cáo này lại xuất hiện bên trong các video có nội dung phản cảm, thậm chí phi pháp.

Thương hiệu Lazada xuất hiện trong video độc hại.

Hiển thị quảng cáo trong video xấu, độc

 YouTube hiện là trang web chia sẻ video trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một kênh marketing được nhiều nhãn hàng, thương hiệu tại Việt Nam lựa chọn để quảng bá sản phẩm với người dùng internet. Tuy nhiên, theo khảo sát cho thấy, hàng loạt các kênh với nội dung như tin giả, thông tin xấu độc, nhảm nhí, game lậu và các kênh giang hồ mạng vẫn được YouTube cho phép hiển thị quảng cáo của DN để kiếm tiền.

Phản ánh về thực trạng này, đại diện nhiều DN, nhãn hàng lớn cho biết, họ không thể kiểm soát được quảng cáo của công ty sẽ xuất hiện trên những video có nội dung như thế nào. Đại diện truyền thông của FPT Shop cho biết: “DN quảng cáo chỉ có thể chọn được nhóm khách hàng sẽ tiếp cận. Việc quảng cáo sẽ xuất hiện ở đâu, nhãn hàng không thể kiểm soát được và cũng không thể chọn đưa vào danh sách đen vì số lượng lên đến hàng chục nghìn".

Đồng quan điểm, đại diện Shopee cho biết, việc quảng cáo của DN xuất hiện ở video nào được thực hiện theo thuật toán ngẫu nhiên của YouTube. Shopee không chỉ định hoặc chọn trước bất kỳ video nào cho mục đích quảng cáo. Một thực tế là YouTube trả tiền cho các nhà sáng tạo nội dung thông qua quảng cáo hiển thị trên mỗi video. Vì thế, nhiều YouTubber bất chấp tất cả chỉ để kiếm view. Vì vậy, những nội dung càng phản cảm, càng gây tranh cãi lại càng thu hút được nhiều người xem. Từ đó, lượng tương tác tăng lên, cơ hội xuất hiện quảng cáo trên video cũng tăng, dẫn đến nhiều nhãn hàng đã bị “qua mặt”, hiển thị quảng cáo của nhãn hàng trên những nội dung bẩn, gây tranh cãi, phản cảm làm ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của DN.

Mặc dù YouTube cũng đưa ra một bộ nguyên tắc cộng đồng áp dụng cho những ai muốn kiếm tiền trên nền tảng của họ nhưng chính YouTube cũng không thực hiện nghiêm túc việc chọn lọc và kiểm duyệt nội dung.Hàng loạt các kênh với nội dung như tin giả, nói xấu chính quyền và các kênh giang hồ vẫn được YouTube "đục lỗ" để hiển thị quảng cáo. Có thể dễ dàng tìm ra được hàng chục kênh YouTube chuyên đăng tải các video có nội dung vô bổ như NTN Vlogs, Hưng Vlog, Kiên Chổi Vlog và Tùng Bỏng Vlog, Dương Cô nương, Chủ tịch TV...

Trước đó, trong năm 2019, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cũng đã làm việc với DN, đại lý quảng cáo và phía YouTube để chấn chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng nói trên bùng phát trở lại giai đoạn gần đây. Hiện tượng này không những gây bất an cho hàng triệu người sử dụng mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu và doanh thu của hàng loạt DN đang quảng cáo trên nền tảng YouTube.

Ảnh hưởng lớn đến thương hiệu

Theo cảnh báo của một chuyên gia ngành quan hệ công chúng, khi nhắm mắt chạy theo chỉ số tiếp cận khách hàng, DN đang đứng trước các khủng hoảng truyền thông không lường trước được. “Khi rót tiền vào một kênh quảng bá thảm họa, DN chưa lường trước những khủng hoảng sẽ xảy ra sau đó. Một số trường hợp các mẫu quảng cáo hiển thị ngẫu nhiên trên những nội dung xúc phạm chính quyền, nếu bị người dùng chụp lại, rủi ro khủng hoảng khó lường trước được. Trong trường hợp này, DN là bên bị cơ quan chức năng xử lý đầu tiên” - vị này cho biết.

Nêu giải pháp giải quyết thực trạng này, chuyên gia truyền thông Nguyễn Thành Đoàn nhận định: "YouTube phải tăng cường cơ chế giám sát, lọc lược nội dung, không chạy theo lượt xem, đảm bảo các tiêu chí sạch về nội dung. Phía hãng và đối tác quảng cáo cũng phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi các kênh nội dung phân phối quảng cáo của mình có phù hợp không và có biện pháp nhanh, dứt khoát thông báo nội dung xấu đến cơ quan quản lý. Giải pháp toàn diện phải đến từ nỗ lực cả hai phía. Trong đó, YouTube ở thế chủ động đương nhiên phải có trách nhiệm lớn hơn".

Theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, chính các nhãn hàng quảng cáo cũng là người chia sẻ một phần lợi nhuận và doanh thu để nuôi dưỡng những video xấu độc, nhảm nhí. Người dùng nếu phát hiện ra thì nên cung cấp cho Bộ VHTT&DL hoặc Bộ TT&TT để cùng chung tay xử lý và nhắc nhở các nhãn hàng.

Mới đây, 3 kênh YouTube có nội dung phản cảm, nhảm nhí là Hưng Vlog, Kiên Chổi Vlog và Tùng Bỏng Vlog đã bị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử gửi yêu cầu đến Công ty Google để gỡ bỏ hoặc tắt chế độ kiếm tiền. Theo nhận định của Bộ TT&TT, việc thương hiệu xuất hiện trong các video xấu, độc là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quảng cáo, gây ảnh hưởng đến sự an toàn, uy tín của DN. Chính dòng tiền quảng cáo này sẽ được Google chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu, độc, phản động.

Các DN cần ủng hộ ưu tiên quảng cáo trên các nền tảng truyền thông số Việt Nam nói riêng và các nền tảng tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam nói chung; kêu gọi tinh thần thượng tôn pháp luật của tất cả các bên liên quan trên không gian mạng.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng


 Hà Thanh - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc http://kinhtedothi.vn/quang-cao-tren-youtube-manh-tay-tram-video-xau-doc-415183.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com