Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Quảng Ninh: Tiếp tục cho trẻ nghi học để đảm bảo phòng, chống dịch

26/02/2022 10:10

Kinhte&Xahoi Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản số 523/SGĐT-VP ngày 25/2/2022 chỉ đạo các cơ sở giáo dục về việc tổ chức dạy học nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Đối với cấp mầm non: Tiếp tục cho trẻ em nghỉ học từ ngày 28/2/2022 đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, nếu gia đình trẻ nào do điều kiện không có người chăm sóc, trông coi trẻ ở nhà và có nguyện vọng đưa trẻ đến trường thì cơ sở giáo dục vẫn bố trí đón trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo an toàn.

Đối với cấp tiểu học: Tiếp tục cho học sinh học trực tuyến từ ngày 28/2/2022 đến khi có thông báo mới.

Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học trong thời điểm số ca nhiễm mới tăng cao.

Đối với cấp THCS, THPT và các cơ sở GDTX (bao gồm cả các trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống), Sở yêu cầu: Người đứng đầu các cơ sở giáo dục chủ động phối hợp với chính quyền địa phương (cấp THCS phối hợp với UBND cấp xã; trường có cấp THPT, các cơ sở GDTX phối hợp với UBND cấp huyện) hằng ngày đánh giá diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tình hình số ca F0, F1 của trường/đơn vị; xác định đúng nguy cơ, mức độ lây lan dịch bệnh để kịp thời xem xét, quyết định hình thức dạy học cho phù hợp với điều kiện thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp với trực tuyến), tổ chức dịch vụ bán trú hay không tổ chức dịch vụ bán trú nhằm thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh khi tổ chức các hoạt động giáo dục.

Sở cũng khuyến khích các đơn vị có biện pháp tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các lớp học chưa có ca F0 và học sinh lớp 9, lớp 12 để đảm bảo chất lượng, kế hoạch năm học và chuẩn bị cho học sinh tham gia tốt kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trong trường hợp tổ chức triển khai dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, nhất là việc thực hiện 5K, test nhanh tầm soát định kỳ các trường hợp có nguy cơ cao, bệnh lý nền để kịp thời phát hiện, bóc tách F0, không để lây lan, bùng phát dịch bệnh trong trường học.

Các đơn vị thực hiện quy trình xử lý F0, F1 phát sinh trong trường học theo hướng dẫn tại Công văn số 796/BYT-MT ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp và Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/02/2022 của Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2).

Quản lý chặt chẽ học sinh trong trường học để phòng tránh lây nhiễm trong trường.

Đối với các trường chuyên biệt (Trường THPT Chuyên Hạ Long, các trường phổ thông dân tộc nội trú) khi tổ chức dạy học trực tiếp cần quản lý chặt chẽ học sinh nội trú trong trường để tránh nguy cơ lây nhiễm trong trường học.

Đối với các trường có dịch vụ bán trú cần khuyến khích phụ huynh nếu có điều kiện nên đưa đón con về nhà ăn, nghỉ buổi trưa; chỉ xem xét phục vụ bán trú với những học sinh không có điều kiện, bắt buộc phải tham gia bán trú.

Trong quá trình tổ chức bán trú nên bố trí theo đơn vị lớp học hoặc có nhà ăn chung thì cần bố trí chia ca, đảm bảo giãn cách. Nếu có điều kiện thì bố trí vách ngăn, sau mỗi buổi ăn phải lau khử khuẩn; có biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, nhất là khi tiếp xúc, giao dịch với các đơn vị cung ứng dịch vụ vào trường (cung ứng thực phẩm, suất ăn...) để tránh tối đa nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào nhà trường.

Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các nhóm “Zalo quản lý F0” để kịp thời hỗ trợ, động viên học sinh trong quá trình theo dõi, điều trị và tham gia học tập trực tuyến.

 Ngọc Tiến - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/quang-ninh-tiep-tuc-cho-tre-nghi-hoc-de-dam-bao-phong-chong-dich-190657.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com