Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Quyết tâm chống dịch, bầu cử an toàn

19/05/2021 08:58

Kinhte&Xahoi Để ngày 23/5 được tổ chức thành công, an toàn, hàng loạt kịch bản đã được UBBC tỉnh Bắc Giang lên kế hoạch ứng phó trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy, việc đầu tiên mà mỗi người dân Bắc Giang sẽ làm đó là lên mạng internet tìm hiểu hôm nay có ca nhiễm mới nào không, nơi họ đang sinh sống có thêm ca nhiễm nào không, và hơn hết đó là hi vọng “dịch Covid-19” sẽ đi qua, Bắc Giang sẽ chiến thắng vượt qua khó khăn này.

Nhưng cũng chính trong sự khó khăn đang diễn ra, khi hàng loạt địa phương, thôn - xóm buộc phải giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, người ta lại thấy ở đó sự gắn kết, sự đùm bọc, sẻ chia.

Cũng chính trong nghịch cảnh đó, nhiều phát kiến được nhân rộng nhằm đẩy lùi cuộc chiến Covid-19, sự vào cuộc quyết liệt mạnh mẽ của chính quyền địa phương cũng được người dân ghi nhận. Sự hi sinh thầm lặng của những người đang ở tuyến đầu chống dịch như các y bác sĩ, chiến sĩ quân đội, công an, y tế, đoàn viên thanh niên… luôn được người dân Bắc Giang đón nhận, và ở đó, họ đã thấy sự gắn kết, một quyết tâm chống dịch ngay trong lòng “ổ dịch”.

Chỉ vài ngày nữa, ngày toàn dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Hàng loạt kịch bản được tỉnh Bắc Giang xây dựng nhằm ứng phó tốt nhất để người dân an tâm đi bầu cử trong an toàn, lựa chọn người đại diện cho tiếng nói - nguyện vọng của nhân dân trong 5 năm tới.

Đã tổ chức 374 cuộc tiếp xúc cử tri

Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh gồm 15 thành viên, do đồng chí Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng ban. 10/10 huyện, Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo, do Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban; các xã, phường, Thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo bầu cử do Bí thư cấp ủy làm trưởng ban.

Theo quy định tại Điều 11 Luật Bầu cử, đến ngày 31/3/2021, UBND cấp huyện đã phê duyệt 1.948 khu vực bỏ phiếu. Đến ngày 03/4/2021, UBND cấp xã thành lập xong 1.948 Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Sau hội nghị hiệp thương lần thứ ba, đã lập xong danh sách chính thức 15 người ứng cử ĐBQH khóa XV (ở tỉnh 11, Trung ương 4), để bầu 9 đại biểu; 128 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh, để bầu 75 đại biểu; 580 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, để bầu 350 đại biểu; 8.606 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, để bầu 5.165 đại biểu.

Tính đến ngày 11/5/2021, toàn tỉnh đã tổ chức 374 cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp với 34.856 cử tri tham dự. Việc tổ chức tiếp xúc cử tri được truyền thanh trực tiếp và phát thanh thường xuyên trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Kể từ ngày 12/5/2021, tạm dừng tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, chuyển sang hình thức thu âm, thu hình để tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh truyền hình, loa công cộng để phù hợp tình hình dịch Covid-19.

Cùng với đó, Công tác tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ được Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh thực hiện sớm, với 8.360 thành viên Tổ bầu cử, giúp cho thành viên Tổ bầu cử hiểu rõ, nắm chắc quy trình bầu cử và kiểm phiếu kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Bầu cử theo hình thức giãn cách

Để cuộc bầu cử sắp tới diễn ra thành công, tại buổi hội nghị trực tuyến với 10 huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn về kiểm điểm công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra ngày 14/5.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương Bắc Giang đã yêu cầu UBBC các cấp chủ động tổ chức rà soát danh sách cử tri, theo từng địa bàn thôn, tổ dân phố, cập nhật thường xuyên tại từng khu vực bỏ phiếu. Đây là trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn. Qua đó, thường xuyên điều chỉnh để cập nhật số lượng tăng, giảm tại từng tổ bầu cử.

UBBC cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn cơ sở tổ chức rà soát, cập nhật danh sách cử tri đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót cử tri.

Các ban, tổ bầu cử sớm tổ chức họp bàn để phân công nhiệm vụ cụ thể với từng thành viên; xây dựng phương án nhằm sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra trong ngày bầu cử, nhất là việc sử dụng hòm phiếu phụ tại khu cách ly tập trung, bệnh viện điều trị ca bệnh, nơi thực hiện cách ly xã hội, địa bàn bị phong tỏa... Đặc biệt, trước ngày bầu cử, cần xác lập danh sách thành viên để ngành Y tế cấp đồ bảo hộ, hướng dẫn quy trình phòng dịch để bảo đảm an toàn trong những khu vực có tổ bầu cử.

Những khu vực, tổ bầu cử cần sử dụng hòm phiếu phụ thì phải xác định trước được lịch trình di chuyển để chủ động triển khai các khâu, phần việc bảo đảm tiến độ của ngày bầu cử. Xem xét để bổ sung, điều chỉnh thành viên tổ bầu cử cho phù hợp với tình hình thực tế.

100% tổ bầu cử thực hiện các bước bầu cử theo hình thức giãn cách với phương án từng khu dân cư bỏ phiếu vào các giờ cụ thể; đảm bảo công tác bầu cử diễn ra an toàn và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả.

Bầu cử trong an toàn

Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, công tác bầu cử sẽ được triển khai như thế nào trong tình hình dịch bệnh như vậy để đảm bảo an toàn cho người dân thưa đồng chí?

Trao đổi với Pháp luật Plus, ông Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Bắc Giang cho biết: Công tác bầu cử trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn khi diễn biến của dịch Covid-19 đang bùng phát, nhất là liên quan đến các khu công nghiệp và một số điểm đã thiết lập vùng cách ly y tế 33 thôn, xóm, tổ dân phố; giãn cách xã hội 23 xã, phường, thị trấn và 9 tổ dân phố, thôn, xóm ở 3 huyện Lạng Giang, Lục Nam, Việt Yên. Trước tình hình đó, ngày 14/5/2021, UBBC tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn kịch bản bầu cử trong điều kiện có dịch Covid-19 với 4 kịch bản do Hội đồng bầu cử quốc gia và Bộ Nội vụ hướng dẫn đến Tổ trưởng Tổ bầu cử và Thư ký Tổ bầu cử, cụ thể:

Một là: Tổ chức bầu cử ở khu vực bỏ phiếu chung (phòng bỏ phiếu):

Thành lập Tổ y tế hướng dẫn nghiệp vụ phòng chống dịch; thông báo rộng rãi cử tri thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế; Các điều kiện cần thiết về phòng dịch như khẩu trang dự phòng, dung dịch khử khuẩn, găng tay, quần áo bảo hộ; vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn khu vực bỏ phiếu; bố trí lối vào ra 1 chiều, giữ khoảng cách giữa các cử tri; bố trí bàn kiểm tra đo thân nhiệt ngay tại cổng vào.

Với quy trình đo thân nhiệt toàn bộ thành viên Tổ bầu cử và cử tri; bố trí cử tri ngồi giữ khoảng cách; đi theo hàng 1 chiều vào phòng bỏ phiếu và đi ra theo hướng dẫn của Tổ bầu cử, đảm bảo phòng chống dịch covid-19.

Hai là: Tổ chức bầu cử cho người đang thực hiện cách ly tại nhà:

Công tác chuẩn bị như phương án 1, bổ sung thêm phân công 2 thành viên Tổ bầu cử, lực lượng Công an đi cùng bảo vệ, hòm phiếu phụ, phiếu bầu, danh sách cử tri, danh sách ứng cử viên, bút, băng keo niêm phong thùng phiếu, dung dịch khử khuẩn, túi chứa rác lây nhiễm.

Với quy trình Thành viên Tổ bầu cử, người đi cùng trang bị quần áo bảo hộ cá nhân, khẩu trang, găng tay y tế; vận chuyển hòm phiếu, phiếu bầu, dụng cụ cần thiết phục vụ bầu cử đến từng hộ gia đình; cử tri khử khuẩn tay, đeo khẩu trang, xuất trình thẻ cử tri để nhận phiếu bầu, cử tri ghi phiếu bầu và bỏ phiếu vào thùng phiếu, Tổ bầu cử đóng dấu đã bỏ phiếu vào thẻ cử tri. Khi kết thúc, Tổ bầu cử dán kín hòm phiếu khử khuẩn bên ngoài hòm phiếu, mang hòm phiếu về khu vực bỏ phiếu chung để kiểm, khi mở hòm phiếu lấy bình xịt khuẩn khử khuẩn phiếu bầu, dùng găng tay và trang phục bảo hộ để kiểm phiếu (xong việc, theo dõi sức khỏe 14 ngày sau đó).

Ba là: Tổ chức bầu cử trong khu cách ly tập trung hoặc nơi thực hiện cách ly, phong tỏa:

Công tác chuẩn bị như phương án 2 nêu trên, ngoài thành viên Tổ bầu cử, bổ sung thêm thành viên là người đang làm nhiệm vụ trong khu cách ly, phong tỏa (tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ), trường hợp có đông cử tri có thể thành lập bổ sung khu bỏ phiếu riêng; bố trí khu vực bỏ phiếu theo sơ đồ cụ thể, đi theo 1 chiều, kẻ vạch để giữ khoảng cách an toàn 2m, bố trí 1 bàn phát phiếu, vị trí để hòm phiếu, 1 bàn đóng dấu đã bỏ phiếu cho cử tri.

Với quy trình Thành viên Tổ bầu cử mặc trong phục bảo hộ cá nhân cấp độ 5, găng tay, khẩu trang, kính chắn giọt bắn; vận chuyển hòm phiếu phụ, phiếu bầu, bút viết, danh sách cử tri, danh sách người ứng cử, dụng cụ cần thiết phục vụ bầu cử..; cử tri đeo khẩu trang, di chuyển theo 1 hàng, giữ khoảng cách an toàn 2m; cử tri di chuyển đến bàn phát phiếu rửa tay khử khuẩn, trình thẻ cử tri để nhận phiếu bầu, di chuyển đến bàn ghi phiếu, bỏ phiếu vào thùng phiếu, di chuyển đến bàn số 4 để thành viên Tổ bầu cử đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào mặt trước của thẻ cử tri, cử tri di chuyển về nhà hoặc phòng.

Khi bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử khử khuẩn toàn bộ khu vực bỏ phiếu, (dán kín, niêm phong) di chuyển hòm phiếu về khu vực bỏ phiếu để kiểm phiếu, khử khuẩn bên ngoài hòm phiếu, khi mở hòm phiếu lấy bình xịt khuẩn khử khuẩn phiếu bầu, dùng găng tay và trang phục bảo hộ để kiểm phiếu (xong việc, theo dõi sức khỏe 14 ngày sau đó). Trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao, hết giờ, thành viên Tổ bầu cử có thể kiểm phiếu, gửi kết quả ra ngoài.

Bốn là: Bầu cử tại Bệnh viện, cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19.

Công tác chuẩn bị: Như phương án 3 nêu trên (tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ), trường hợp có đông cử tri có thể thành lập bổ sung khu bỏ phiếu riêng; bố trí khu vực bỏ phiếu theo sơ đồ cụ thể, đi theo 1 chiều, kẻ vạch để giữ khoảng cách an toàn 2m, bố trí 1 bàn phát phiếu, vị trí để hòm phiếu, 1 bàn đóng dấu đã bỏ phiếu cho cử tri. Thực hiện nghiêm ngặt quy định 5K của Bộ Y tế. Trường hợp có số lượng cử tri đông có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng để đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Với quy trình Thành viên Tổ bầu cử mặc trong phục bảo hộ cá nhân cấp độ 5, găng tay, khẩu trang, kính chắn giọt bắn; vận chuyển hòm phiếu phụ, phiếu bầu, bút viết, danh sách cử tri, danh sách người ứng cử, dụng cụ cần thiết phục vụ bầu cử..; nhân viên y tế trong khu điều trị hướng dẫn cử tri thực hiện bầu cử; cử tri đeo khẩu trang, di chuyển theo 1 hàng, giữ khoảng cách an toàn 2m; cử tri di chuyển đến bàn phát phiếu rửa tay khử khuẩn, trình thẻ cử tri để nhận phiếu bầu, di chuyển đến bàn ghi phiếu, bỏ phiếu vào thùng phiếu, di chuyển đến bàn số 4 để thành viên Tổ bầu cử đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào mặt trước của thẻ cử tri, cử tri di chuyển về phòng.

Khi bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử rà soát lại danh sách cử tri, khử khuẩn toàn bộ khu vực bỏ phiếu; dán kín, niêm phong hòm phiếu, khử khuẩn bên ngoài hòm phiếu, di chuyển hòm phiếu về khu vực bỏ phiếu để kiểm phiếu, tiếp tục khử khuẩn bên ngoài hòm phiếu, khi mở hòm phiếu lấy bình xịt khuẩn khử khuẩn phiếu bầu, dùng găng tay và trang phục bảo hộ để kiểm phiếu (xong việc, theo dõi sức khỏe 14 ngày sau đó). Trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao, hết giờ, thành viên Tổ bầu cử có thể kiểm phiếu, gửi kết quả ra ngoài.

Bộ phận y tế thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đối với đại biểu, cử tri. Ảnh Báo Bắc Giang

Vậy trường hợp cử tri đi bỏ phiếu đang phải điều trị bệnh Covid-19 hoặc đang phải cách ly y tế thì có được bỏ phiếu không và hình thức bỏ phiếu như thế nào thưa đồng chí?

Ông Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Bắc Giang cho biết: Trường hợp cử tri đang điều trị bệnh Covid-19, được UBND cấp xã nơi đã lập danh sách cử tri chuyển danh sách cử tri đến UBND cấp xã nơi có cơ sở điều trị bổ sung hoặc Thủ trưởng đơn vị Y tế, tính đến trước 24 giờ trước giờ bỏ phiếu có trách nhiệm rà soát, lập danh sách cử tri để chuyển sang UBND cấp xã để bổ sung danh sách cử tri bầu cử 2 cấp Quốc hội và HĐND tỉnh. Hình thức, quy trình bỏ phiếu như bước 4 nêu  trên.

Tăng cường, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thành viên Tổ bầu cử

Đồng chí Bùi Quang Huy - Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBBC huyện Yên Dũng đi kiểm tra thực tế công tác bầu cử tại đơn vị bầu cử xã Xuân Phú (người đứng giữa).

Trao đổi với Pháp luật Plus, ông Tạ Quang Khải, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Dũng cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Dũng, số liệu tính đến ngày 5/5, toàn huyện có 109.611 cử tri. Đối với phương án bảo đảm an toàn cho các cử tri đi bầu cử, đặc biệt tại các khu cách ly tập trung, tại 3 xã đang thực hiện giãn cách thì huyện đã có phương án cụ thể. Ví dụ, khu cách ly nằm trên địa bàn Tổ bầu cử nào thì tổ chức bồi dưỡng, kỹ năng, nghiệp vụ cho thành viên Tổ bầu cử tại điểm đó, vừa bảo vệ sức khỏe cho thành viên tổ bầu cử và cử tri theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Hiện số lượng cử tri là F1 buộc đi cách ly còn đang nằm rải rác, không ở điểm bầu cử như ấn định trước đó, đến ngày 22/5 sẽ chốt họ sẽ bỏ phiếu ở Tổ bầu cử nào”.

Ông Hoàng Công Bộ - Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBBC huyện Hiệp Hòa.

Để chuẩn bị tốt nhất cho ngày bầu cử 23/5, ông Hoàng Công Bộ - Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBBC huyện Hiệp Hòa cho biết: Thời gian tới là giai đoạn  gấp rút, do đó UBBC từ huyện đến cơ sở đã và đang rà soát chi tiết các nội dung công việc, tránh những nhầm lẫn không đáng có. Tập trung hoàn thiện những phần việc còn lại như: lập danh sách chính thức những người ứng cử đảm bảo lý lịch chính xác, lưu ý quan tâm đến công tác niêm yết danh sách cử tri đúng nơi quy định, phương án phòng, chống dịch trong ngày bầu cử. Chuẩn bị thật tốt cho hội nghị tiếp xúc của các đại biểu ứng cử với cử tri trên địa bàn. Tiểu ban tuyên truyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả chiều rộng lẫn chiều sâu, với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Các tổ bầu cử trang trí khánh tiết khu vực bỏ phiếu đảm bảo đồng bộ, trang nghiêm và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày bầu cử. Đồng thời, chú trọng đảm bảo tình hình an ninh trật tự trước, trong và sau cuộc bầu cử, để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.

Quang Vũ - Thiết kế: Lê Hải- Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/quyet-tam-chong-dich-bau-cu-an-toan-d155931.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com