Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Rực sáng tinh thần “Giải phóng Thủ đô” trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế

10/10/2021 14:34

Kinhte&Xahoi Hà Nội là trái tim của cả dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hà Nội là địa bàn chiến lược mà quân và dân ta đã quyết tâm giành được. Trong suốt quá trình kháng chiến, Thủ đô đã phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, độc lập chiến đấu cao; Đồng thời luôn tích cực phối hợp với chiến trường cả nước để nhanh chóng giành được thắng lợi. Ngày nay, trong cuộc chiến với “giặc” Covid-19, Hà Nội một lần nữa thể hiện những phẩm chất tuyệt vời đó, từng bước đưa Thủ đô trở về trạng thái “bình thường mới” để tiếp tục khẳng định vị trí đầu tàu kinh tế...

Chủ động, quyết liệt, linh hoạt trong từng giải pháp

 Ngày 10/10 của 67 năm trước, đại đoàn 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô tiến vào nội thành Hà Nội tiếp quản thành phố trong hòa bình sau 9 năm trường kỳ kháng chiến với thực dân Pháp.

Thủ đô hoàn toàn giải phóng. Từ sáng sớm, người dân đã nô nức mang theo cờ, hoa ra khắp ngả đường chào đón đoàn quân trở về. Hình ảnh ấy đã đi vào lịch sử, để cứ mỗi độ tháng 10 hằng năm, những thanh âm rộn ràng ngày đoàn quân trở về lại ngân vang trên trong lòng mỗi người dân Thủ đô.

Năm nay, Hà Nội dường như trầm mặc hơn bởi những tổn thương từ đại dịch Covid-19. Dù vậy, trong nhịp sống hối hả đang dần được khôi phục lại sau đợt dịch thứ 4, đâu đó trên những gương mặt người vẫn ánh lên ánh mắt khấp khởi vui mừng: Dịch bệnh sắp bị đẩy lùi, Hà Nội đang từng bước, từng bước tiến dần tới “ngày giải phóng”.

Nỗi vui mừng ấy là có cơ sở. Nhìn lại đợt dịch thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4/2021, Hà Nội đã kiên cường, quyết liệt chống dịch với những kết quả đáng khích lệ. Với quy mô dân số 10 triệu người, mật độ dân cư cao nhưng trong hơn 150 ngày của đợt dịch thứ tư, Hà Nội chỉ ghi nhận tổng số 4.273 ca dương tính với SARS-CoV-2. Con số này chưa bằng số ca mắc tăng thêm của cả nước trong ngày 3/10 (hơn 5.300 ca) và chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng số ca F0 của cả nước trong đợt dịch này.

Nhờ dự báo chính xác tình hình, thành phố đã áp dụng các biện pháp mạnh ngay từ đầu; Đồng thời điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm phù hợp với thực tế.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh kiểm tra chốt phòng, chống dịch tại Trạm thu phí đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Từ giữa tháng 7/2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, số ca mắc mới tăng nhanh. Trước tình hình đó, thành phố quyết định áp dụng giãn cách xã hội từ ngày 24/7.

Hơn 2 tháng qua, Hà Nội đã thực hiện 4 đợt giãn cách để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất nhưng đổi lại, Hà Nội đã tận dụng có hiệu quả “thời gian vàng” này để khống chế, kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt với chiến dịch thần tốc tiêm phủ mũi 1 vắc xin cho người dân từ 18 tuổi trở lên.

Nhờ đó, thành phố quyết định nới lỏng một số hoạt động ngay từ sáng 16/9. Đến ngày 21/9 tiếp tục nới lỏng thêm một số hoạt động và ngày 28/9 cho phép thêm hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời (nhưng không được tập trung quá 10 người), cho mở toàn bộ trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm.

Đặc biệt, năng lực của ngành Y tế Hà Nội đã được nâng lên, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao hơn, thực hiện bằng được quyết tâm của thành phố là không để phải điều trị, cách ly F0, F1 tại nhà.

Nhìn lại cuộc chiến với “giặc” Covid- cuộc chiến dài, chưa có tiền lệ với một đối thủ vô hình và sức truy quét khủng khiếp, có thể thấy bài học kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh năm xưa đã được lãnh đạo thời nay vận dụng linh hoạt và đầy sáng tạo. Trong đó, điều cốt lõi nhất vẫn là huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động được sức dân tham gia; Hành động thần tốc với ý chí và trách nhiệm cao nhất.

Đối phó với đợt dịch thứ tư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo: “Dịch càng phức tạp, chúng ta càng phải bình tĩnh thì mới tỉnh táo đánh giá chính xác tình hình. Có đánh giá chính xác tình hình mới đề ra giải pháp đúng, trúng. Có giải pháp đúng, trúng mới đẩy lùi được dịch”.

Còn nhớ, ngày 23/7, cả nước ghi nhận hơn 7.300 ca mắc mới. Một số tỉnh, thành phố có số ca mắc tăng lên “chóng mặt” với con số hàng nghìn. Ngày hôm đó, Hà Nội ghi nhận 53 ca mắc (trong đó có 32 ca tại cộng đồng), nhiều ca không rõ nguồn lây. Đứng trước nguy cơ bùng phát dịch mạnh, có thể mất kiểm soát như một số tỉnh, thành phố khác, chiều cùng ngày, bên trong phòng họp Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo thành phố đứng trước câu hỏi: “Có giãn cách toàn thành phố hay không?” Chủ trì hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy biểu quyết để phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể cho tình huống này. Hội nghị đã thống nhất 100% giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND chính thức thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày, từ 6h00 ngày 24/7/2021.

Nhờ chuẩn bị tốt và ủng hộ của người dân, Hà Nội thực hiện biện pháp “đóng băng” này rất thành công và duy trì tốt suốt các đợt giãn cách tiếp theo.

Quyết tâm phải giữ vững thành quả chống dịch, giai đoạn này, Hà Nội tuyệt đối không để xảy ra tâm lý thỏa mãn, coi nhẹ, đặt mục tiêu an toàn là trên hết. Tiêu chí về an toàn phòng, chống dịch bệnh cũng được thành phố yêu cầu phải cao hơn tiêu chí chung của cả nước.

Chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng tương ứng với từng mức độ dịch bệnh

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm, động viên sản xuất và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty cổ phần Eurowindow

Tròn 60 ngày giãn cách xã hội là khoảng thời gian khó khăn nhất và cũng gây thiệt hại lớn nhất cho kinh tế Thủ đô. Tăng trưởng GRDP 9 tháng năm nay đạt mức thấp so với kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2020 và so với cả nước (tăng 1,42%) chủ yếu do quý III giảm mạnh vì ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Mặc dù CPI bình quân 9 tháng đầu năm tăng 1,54% (9 tháng năm 2020 tăng 3,3%) nhưng trong tháng 9, có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước.

Ngoài khoảng thời gian khó khăn của quý III, nhìn tổng thể, nhờ áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt theo mức độ dịch bệnh, Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế. GRDP quý II của thành phố vẫn tăng 6,61%, cao hơn quý trước (quý I tăng 5,17%), góp phần thúc đẩy chung tăng trưởng chung 6 tháng đạt 5,91%, cao hơn mức chung của cả nước (5,64%). Tăng tưởng GRDP 9 tháng của thành phố đạt 1,28%.

Kết quả ấy là nhờ trong suốt quá trình chống dịch, Hà Nội vẫn luôn quan tâm đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế, coi đây là nhiệm vụ quan trọng không kém bên cạnh việc giữ an toàn cho thành phố và đảm bảo sức khỏe cho người dân Thủ đô. Ngay trong lúc thực hiện giãn cách xã hội, thành phố đã bổ sung 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho vay đối với người lao động có nhu cầu để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh...

Hà Nội đã chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng tương ứng với mức độ dịch bệnh Covid-19 trên tinh thần là giảm mức độ ảnh hưởng của đại dịch, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Thành uỷ Hà Nội cũng đã ban hành nghị quyết chỉ đạo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội; Nghị quyết về chủ trương triển khai đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4. Đây là những quyết sách chiến lược, lâu dài nhằm tạo động lực phát triển cho Thủ đô.

Bên cạnh đó, Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo cải tạo chung cư cũ với quyết tâm vừa chỉnh trang diện mạo đô thị, vừa bảo vệ an toàn, nâng cao điều kiện sống cho người dân. Đến nay, vướng mắc về cơ chế đã được giải quyết, thành phố sẽ cố gắng để khởi công một số dự án ngay trong năm 2022.

Ngay khi tình hình dịch có dấu hiệu chững lại, lãnh đạo TP đã đi thăm, động viên hoạt động sản xuất, kinh doanh tại một số doanh nghiệp. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm mô hình sản xuất an toàn, hiệu quả; Phát động phong trào thi đua tăng năng suất lao động với phương châm “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khẳng định, Hà Nội luôn đồng hành, ủng hộ doanh nghiệp và sẵn sàng hỗ trợ về mọi mặt, đặc biệt là về các thủ tục hành chính để doanh nghiệp phát triển, từ đó đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại sân bay Nội Bài

Chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể để phát triển kinh tế, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu, các đơn vị phải bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý; Đặc biệt cần thúc đẩy phát triển 5 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh: Thương mại, dịch vụ; Sản xuất công nghiệp, chế biến; Công nghiệp xây dựng; Du lịch; Vận tải và ngành Nông nghiệp

Các quận, huyện có số thu ngân sách Nhà nước đạt thấp, thu tiền sử dụng đất thấp dưới 20% cần quyết liệt thực hiện thu ngân sách theo đúng mục tiêu, kế hoạch được giao; Bên cạnh đó, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; Đẩy nhanh tối đa tiến độ thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất, tăng thu về đất nhằm bù đắp số thu bị suy giảm do dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là số hụt thu ngân sách địa phương...

Chủ tịch UBND TP cũng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương đề xuất UBND TP tổ chức hội nghị lãnh đạo TP gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp (trong nước và FDI) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, hồ sơ, sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. TP sẽ thành lập 4 tổ công tác về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh về thủ tục hành chính; Tháo gỡ các vấn đề quy hoạch, đất đai, đô thị; Đảm bảo nguồn thu, thúc đẩy giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản.

Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế... 67 năm từ ngày Thủ đô được giải phóng, Hà Nội vẫn thể hiện và giữa vững vai trò quan trọng ấy, luôn nỗ lực để biến nguy thành cơ, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo sức hút đầu tư trong và ngoài nước, đưa Thủ đô ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh. 

 Tú Linh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ruc-sang-tinh-than-giai-phong-thu-do-trong-phong-chong-dich-va-phat-trien-kinh-te-179611.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com