Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Sản phụ tử vong sau sinh tại Bệnh viện Việt Pháp, có thể do băng huyết

06/11/2020 11:04

Kinhte&Xahoi Liên quan đến việc sản phụ 24 tuổi (Hà Nội) tử vong sau 2 ngày sinh thường tại Bệnh viện Việt Pháp, nhiều chuyên gia nghĩ đến nguyên nhân tử vong do băng huyết, là tai biến sản khoa thường gặp nhất.

Nguyên nhân tử vong chính xác của sản phụ 24 tuổi ở Hà Nội sau 2 ngày sinh thường tại Bệnh viện Việt Pháp vẫn đang chờ kết luận từ hội đồng chuyên môn. Theo nhận định ban đầu, sản phụ có thể tử vong do băng huyết, dẫn đến rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng…

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp Hà Nội cho biết với trường hợp sản phụ 24 tuổi trên, trước hết cần loại trừ bệnh nhân không có bệnh lý nền như đái đường, huyết áp, nhiễm độc thai nghén, bệnh tim… Trong trường hợp này thì nguyên nhân tử vong có thể do băng huyết.

Băng huyết hay chảy máu sau đẻ không phải là hiếm gặp, là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất, việc khắc phục không phải dễ. Băng huyết sau đẻ luôn rình rập với các bà mẹ.

Nguyên nhân khiến sản phụ tử vong sau đẻ thường tại Bệnh viện Việt Pháp có thể do băng huyết.

BS Dung phân tích, nhiều người thường nghĩ sinh mổ mới có thể bị băng huyết, tuy nhiên thực tế băng huyết sau đẻ thường cũng có. Về nguyên tắc, tử cung có thể lớn lên đến 50 lần từ lúc bình thường đến lúc thai to nhất. Điều đó có nghĩa chỉ cần tử cung giãn ra mà không co lại thì có thể hình dung như ống thoát nước mở nắp ra dẫn đến tình trạng mất máu, sốc mất máu và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

“Chỉ xơ sảy một chút là tai biến này có thể xảy ra. Cũng vì thế, việc yêu cầu phải theo dõi chặt, liên tục sản phụ 2 tiếng đầu tiên sau đẻ không phải là vô nghĩa. Nhân viên y tế sẽ phải theo dõi lượng máu âm đạo chảy ra, theo dõi khối cầu an toàn…, tử cung phải co lại thì mới ‘bịt’ được máu chảy, nếu không co lại được thì không cầm máu được”, BS Dung nhấn mạnh.

Theo đó, ngay sau khi xổ nhau, tử cung co nhỏ lại tạo thành khối cầu toàn để giúp cầm máu (ở vị trí trên bụng bệnh nhân). Nếu nhân viên y tế sờ thấy cứng, sản phụ không ra máu âm đạo thì lúc đấy mới có thể yên tâm.

Cũng theo bác sĩ, việc chảy máu sau đẻ không gây đau, máu lặng lẽ chảy, trong khi đó sản phụ khi vừa sinh xong, mệt nằm thiếp đi sẽ không thể cảm nhận, nhận biết được tình trạng này. Vì thế, vấn đề là nữ hộ sinh, bác sĩ phải theo dõi sát cầu an toàn và lượng máu âm đạo chảy ra. Nếu phát hiện bất thường lập tức có biện pháp xử lý cho thuốc tăng co, kiểm tra xem có bị sót rau, có bị rách đường âm đạo, có bị đờ tử cung…

“Nếu bắt kịp thời gian chảy máu, xử lý ngay tức thì thì có thể cứu được bệnh nhân. Mất máu nhiều, không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến rối loạn đông máu, sốc mất mất máu… ”, BS Dung nói.

Chung quan điểm, PGS.TS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho rằng chảy máu sau sinh có thể xảy ra ồ ạt hoặc từ từ, do đó nhân viên y tế phải theo dõi rất sát sản phụ sau sinh. Nếu xuất huyết ồ ạt không được phát hiện, sản phụ đã có thể tử vong do tụt huyết áp dẫn tới ngừng tim.

Các trường khác nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rơi vào suy hô hấp, suy tim, ngừng tim, thiếu oxy các phủ tạng như thận, não, gan… gây suy đa phủ tạng.

Theo PGS Nha, băng huyết chính là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở sản phụ. Tại Việt Nam, tỷ lệ bị băng huyết khi sinh chiếm 3-8% tính chung các tuyến. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ này khoảng 1% trên tổng số hơn 7.000 ca đỡ đẻ mỗi năm.

Băng huyết sau sinh có nhiều nguyên nhân, trong đó đờ tử cung chiếm tới 80%, ngoài ra do tổn thương sinh dục, rối loạn đông máu… Chỉ khi xác định chính xác căn nguyên mới có thể điều trị triệt để. Băng huyết do rối loạn đông máu cũng có thể do bệnh lý nền như mắc bệnh máu khó đông Hemophilia, điều trị thuốc kháng đông… hoặc rối loạn do bị chảy máu quá nhiều.

“Nguyên tắc ở đây là xử lý nhanh, tránh để bệnh nhân tụt huyết áp và chú ý bù máu đủ. Nếu bệnh nhân qua cơn nguy kịch, gần như hồi phục hoàn toàn. Trường hợp cấp cứu muộn, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc sống thực vật”, PGS Nha phân tích.

Tai biến sản khoa là những biến chứng trầm trọng có thể xảy ra từ lúc mang thai, trong quá trình sinh nở, thậm chí trong thời kỳ hậu sản. Tai biến sản khoa nếu không kịp thời được phát hiện và điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây tử vong cho mẹ và bé.

5 tai biến sản khoa thường gặp nhất gồm: băng huyết sau sinh, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, thuyên tắc ối, vỡ tử cung. Trong đó, băng huyết sau sinh thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Sản phụ được xác định là bị băng huyết sau sinh nếu như lượng máu tiếp tục ra trên 500ml sau sinh đẻ hoặc trên 1.000ml sau mổ lấy thai. Tình trạng này diễn ra rất nhanh khiến thai phụ và bác sĩ trở tay không kịp. Hầu hết các ca băng huyết sau sinh diễn ra trong ngày đầu sau sinh, trường hợp nặng có thể diễn ra sau 2-3 giờ.

Nam Phương - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Link bài gốc https://dantri.com.vn/suc-khoe/san-phu-tu-vong-sau-sinh-tai-benh-vien-viet-phap-co-the-do-bang-huyet-20201106072148781.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com