Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Sẵn sàng các phương án đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4

24/04/2022 19:47

Kinhte&Xahoi Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay trùng vào ngày cuối tuần nên người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp. Đây là kỳ nghỉ dài, lại bắt đầu bước vào mùa cao điểm du lịch nên nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Do đó, cần phải đảm bảo an toàn giao thông, nhất là trong lĩnh vực vận tải hành khách dịp lễ.

Đảm bảo an toàn và thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 4 ngày liên tục (từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/5), dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao. Để bảo đảm an toàn và phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan báo chí truyền hình và các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông; Vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý.

Theo đó, chỉ trong 9 ngày kể từ ngày 4/4 đến 12/4/2022, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thực hiện giải tỏa tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Kết quả, lực lượng chức năng đã tháo dỡ, chuyển dọn 443 trường hợp (lều lán, mái che, mái vẩy, ô dù, phông bạt); 39 trường hợp (bục bệ, cầu dẫn xe); 82 điểm tập kết vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường.

Để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trên phạm vi cả nước, Bộ Công an đã triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Theo đó, các địa phương, nhất là các thành phố lớn và các tuyến giao thông trọng điểm phải kiềm chế tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông; Đồng thời đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm và vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông.

Bộ Công an đã triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Trên đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong các mặt công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để phát hiện, xử lý vi phạm, quản lý công tác cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông; Tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; Tập trung các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, như: Vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; Chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; chạy quá tốc độ...

Cùng với đó, lực lượng Cảnh sát giao thông cũng thường xuyên tuần tra, kiểm soát cơ động bằng xe ô tô, mô tô để xử lý các vi phạm; Sử dụng hiệu quả hệ thống giám sát, xử lý vi phạm. Duy trì và phát huy hiệu quả các tổ công tác phối hợp giữa Cảnh sát Giao thông và các lực lượng Công an khác để phát hiện, xử lý các đối tượng cố ý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, tụ tập xe mô tô phóng nhanh lạng lách gây mất trật tự công cộng, đua xe trái phép, kết hợp với đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trên đường sắt, Bộ Công an cũng bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt chủ động phối hợp với chính quyền, Công an các địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng các phương tiện giao thông đường bộ vượt đèn đỏ, chắn tàu khi đã đóng tại các đường ngang; Xây dựng các công trình lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt; Xử lý, giải quyết tình trạng mở lối đi tự phát.

Đối với vận tải đường thủy nội địa, Bộ cũng yêu cầu các địa phương chủ động và phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn đường thủy trọng điểm, phức tạp, các tuyến đường thủy du lịch từ bờ ra đảo; Tập trung vào hoạt động vận tải hành khách ngang sông, dọc sông, theo tuyến cố định ở các tuyến vận tải trọng điểm; Các cảng, bến trái phép hoặc không đủ điều kiện hoạt động; các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa...

Cùng với đó, sẽ tập trung kiểm tra ngay tại bến xuất phát; Kiên quyết đình chỉ các bến, phương tiện thủy không đảm bảo điều kiện an toàn, nhất là vi phạm quy định về cứu sinh, cứu đắm, chở quá số người quy định, phương tiện thủy ‘‘ba không’’.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, niêm yết công khai giá vé

 Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Công điện số 360/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương về việc phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2022.

Các địa phương cần có phương án khôi phục và bảo đảm năng lực, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách

Công điện nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có phương án khôi phục và bảo đảm năng lực, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trong điều kiện bình thường mới, nhất là hoạt động vận tải hành khách và hoạt động đi lại của học sinh sinh viên.

Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các đầu mối giao thông lớn (bến xe, nhà ga, cảng hàng không, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa) thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đẩy mạnh ứng dụng việc bán vé điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ, niêm yết công khai giá vé theo tuyến, thời gian và loại hình dịch vụ.

Đồng thời, các đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; Công bố số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cơ quan Trung ương, của từng địa phương; Bảo đảm phương án ứng trực theo chế độ 24/7 để tiếp nhận các phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ, giải quyết, khắc phục kịp thời các vụ việc phát sinh…

Các bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 về Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia trước 15h, ngày 3/5/2022 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/san-sang-cac-phuong-an-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-dip-le-304-194837.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com