Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Sẵn sàng các phương án vận tải hành khách trong dịp Tết Nguyên đán

08/12/2021 14:32

Kinhte&Xahoi Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thành phố Hà Nội đã lên các phương án đảm bảo vận chuyển hết hành khách trong ngày và an toàn phòng chống dịch COVID-19.

Huy động tối đa phương tiện phục vụ hành khách

 Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp bến xe xây dựng kế hoạch tổ chức phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Nhâm Dần năm 2022; Đồng thời tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, các đơn vị vận tải hoạt động vận tải khách liên tỉnh, hợp đồng và du lịch cần xây dựng phương án bố trí xe dự phòng, xe tăng cường để phục vụ, kịp thời đáp ứng khi cần thiết; Huy động tối đa phương tiện phục vụ trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Nhâm Dần.

Các doanh nghiệp bến xe đã xây dựng kế hoạch tổ chức phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp Tết Nguyên đán

Đồng thời, các đơn vị cần xây dựng phương án phối kết hợp với các lực lượng chức năng như Công an thành phố và chính quyền địa phương, Thanh tra Sở Giao thông vận tải để giữ gìn trật tự an ninh, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong và ngoài khu vực các bến xe.

Các nhà xe cần chủ động phối hợp với bến xe tổ chức bán vé trực tuyến cho hành khách, hạn chế tối đa để hành khách phải chen lấn, xô đẩy tranh giành chỗ để lên xe.

Để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 an toàn, hiệu quả, Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp bến xe không bố trí, tiếp nhận phương tiện hoạt động trên các tuyến vận tải hành khách cố định đến các địa bàn có dịch ở cấp 3 khi chưa có thông báo của Sở.

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cảnh báo: “Nghiêm cấm các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh bỏ chuyến để đưa xe vào vận chuyển khách theo hợp đồng. Doanh nghiệp nào cố tình bỏ chuyến, cơ quan quản lý tuyến sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật xử lý theo quy định”.

Với xe buýt, đơn vị vận hành, quản lý phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch phục vụ Nhân dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022, đảm bảo chất lượng xe tham gia hoạt động trên tuyến, số lượng xe dự phòng tối đa để giải tỏa lượng khách tăng cao vào các ngày cao điểm tại các bến xe khách và kịp thời giải tỏa khách đi các tỉnh khi có yêu cầu.

Liên quan đến công tác vận tải hành khách dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết: Hiện các phương tiện vận tải trên các bến đang hoạt động với bình quân khoảng 50% hệ số trọng tải phương tiện. Vì vậy, lượng xe cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên, đối với một số tuyến như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Sơn La, Lào Cai… có thể xảy ra tình trạng ùn cục bộ vào từng thời điểm song lượng xe trên tuyến và xe dự phòng tăng cường vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày.

Dự kiến, lượng xe khách dự phòng tăng cường cho cả đợt cao điểm là 2.030 xe. Trong đó, Bến xe Giáp Bát dự phòng tăng cường 905 xe, bến xe Gia Lâm 290 xe và bến xe Mỹ Đình 835 xe. Ngoài ra, các tuyến buýt kế cận với tần suất cao cũng giúp giảm tải lượng hành khách liên tỉnh đi các tuyến đường ngắn.

Nghiêm cấm hiện tượng “ép giá”, chậm chuyến, hủy chuyến

 Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, mới đây Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bảo đảm an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết; Không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển và hạn chế các hiện tượng chèn "ép" giá, lợi dụng tăng giá không đúng quy định; Chậm chuyến, hủy chuyến trong vận tải hàng không.


Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thành lập ban chỉ đạo vân tải trong dịp Tết của đơn vị; Lập danh sách và phân công lãnh đạo, chuyên viên trực trong dịp Tết; Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp, thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận xử lý thông tin liên quan.

Các đơn vị vận tải cần xây dựng kế hoạch phục vụ vận tải, xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về phòng chống dịch COVID-19

Đồng thời, các đơn vị vận tải cần xây dựng kế hoạch phục vụ vận tải, xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về phòng chống dịch COVID-19; Đảm bảo đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông, giải tỏa hành khách và hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.

"Các đơn vị cần chủ động bán vé trước cho hành khách bằng nhiều hình thức và ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu; Đồng thời, có biện pháp chống việc đầu cơ, buôn bán vé gây mất trật tự xã hội; Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; Tuân thủ thông điệp 5K, khai báo y tế theo quy định", Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.

Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải, các loại giá, phí dịch vụ tại bến xe.

Các đơn vị kinh doanh vận tải khách bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19; Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm tại một số địa phương có hiện tượng nhiều "xe dù, bến cóc", xe quá tải.

"Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện an toàn về hạ tầng, an ninh, trật tự tại các trạm thu phí, chống ùn tắc trên các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các bến xe, bến tàu, nhà ga, các trạm thu phí BOT; Chỉ đạo nhà đầu tư BOT mở barie để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc tại trạm thu phí", Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.

Đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng đường sắt, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, bảo đảm phục vụ tốt nhất việc đi lại của người dân; Đồng thời đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch COVID-19…

Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ đạo các hãng hàng không xây dựng kế hoạch tăng chuyến bay phục vụ trong các ngày cao điểm, bố trí các giờ bay đêm để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên cơ sở phù hợp với hạ tầng và bảo đảm an toàn bay; Điều hành lịch bay hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nhâm Dần năm 2022…

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/san-sang-cac-phuong-an-van-tai-hanh-khach-trong-dip-tet-nguyen-dan-185038.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com