Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

“Sốt” đất nền ven Hà Nội: Bộ Xây dựng có trách nhiệm gì?

10/04/2019 15:05

Kinhte&Xahoi Liên quan đến việc giá đất tăng bất thường tại một số huyện ngoại thành của Hà Nội, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, Bộ này có trách nhiệm quản lý chung về thị trường, còn thị trường đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm

Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù để đưa 4 huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì lên quận vào năm 2020 đã khiến giá đất tại 4 huyện này tăng chóng mặt.

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4, đại diện Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường Bất động sản cho rằng: Về đất nền, cứ có quy hoạch, hạ tầng phát triển hoặc nâng cấp từ huyện lên quận sẽ khiến thị trường đất nền có biến động về giá.Theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm quản lý nhà nước chung về thị trường bất động sản, trong đó quản lý về giao dịch, tạo lập kinh doanh bất động sản trong các dự án.
Ảnh minh họa

Về thị trường đất đai, theo ông Ninh vấn đề này do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm. Việc các cơn sốt đất trong thời gian gần đây, ông Ninh đưa ra nguyên nhân do người dân tách thửa ra, xin chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô bán quyền sử dụng đất.

“Mới đây, hai địa phương như Quảng Nam và Đà Nẵng có thị trường đất đai phức tạp thì Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao cho các địa phương chủ trì cùng với Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính để xem xét và có phương án xử lý. Trách nhiệm của việc để biến động thị trường đất đai chính là của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, ông Ninh khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho rằng, với chức năng của mình, Bộ đã tích cực có văn bản gửi các địa phương và làm minh bạch các thông tin trong phạm vi của mình để các nhà đầu tư, mua bán không hiểu nhầm việc sốt đất ở địa phương đó.

“Trách nhiệm Bộ Xây dựng phải cung cấp về phát triển đô thị, mục đích sử dụng đất đầy đủ, phải có quy hoạch, thông tin, tính pháp lý đầy đủ để người dân đầu tư vào đó đúng hay sai”, ông Hùng nói.

Như Dân Việt đã thông tin, trước thời điểm Hà Nội thống nhất lộ trình 4 huyện lên quận vào năm 2020, thông tin này đã được các môi giới truyền tai nhau và từ cuối năm 2018, giá đất tại 4 huyện trên tăng nhanh bất thường.

Đơn cử như, tại huyện Đông Anh, theo khảo sát, một số vị trí đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở khu Thanh Trì đang được chào bán từ 26-30 triệu đồng/m2, có nơi 35-40 triệu đồng/m2, thậm chí trên 55 triệu đồng/m2. Nhiều vị trí đất phân lô ở khu vực này cũng có giá từ 55-65 triệu đồng/m2, cao gấp đôi so với đầu năm ngoái.

Tại huyện Hoài Đức, đất mặt tiền ở thị trấn Trạm Trôi đang được chào giá cao ngất ngưởng: 120-130 triệu đồng/m2, cao hơn nhiều so với giá chào bán 80 triệu đồng/m2 vào cuối năm 2017. Ngay cả đất ở các xã An Khánh, An Thượng cũng được chào giá 30-40 triệu đồng/m2, tăng 30%-40%.

Tương tự, ở nhiều khu vực các huyện còn lại sau tin đồn được lên quận, giá đất cũng được thổi phồng nhiều lần.

Trước tình trạng “sốt” đất tại các huyện ngoại thành của Hà Nội, nhiều chuyên gia nhận định, thông tin chuyển từ huyện lên quận sẽ kích thích các nhà đầu tư, tạo ra tâm lý thích đầu cơ để hưởng lợi. Tuy nhiên, giá trị đất đai luôn tăng theo giá trị đầu tư.

Chúng ta đã có những bài học thực tế như, tại Vân Đồn (Phú Quốc) chính vì chạy theo những tin đồn kiểu như lên huyện, thành đặc khu mà giá trị bất động sản tại các địa phương này đã bị thổi lên, bị đẩy giá làm phá vỡ hệ thống quy hoạch, làm méo mó, hỗn loạn thị trường bất động sản, không mang lợi lại ích gì cho cả địa phương, xã hội và thị trường.

Do đó, các chuyên gia lưu ý, huyện hay lên quận đều phải có cá tiêu chuẩn, tiêu chí rất rõ ràng, đi cùng với các yêu cầu về đầu tư, phát triển hạ tầng đồng bộ thì mới phát triển được. Việc tạo ra một danh xưng mới không giúp "Quạ biến thành Công" nếu đó chỉ là một cái danh xưng không thực chất.

Theo Dân Việt/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa

Từ ngày 15/9/2018, Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Xử lý hành vi vu khống theo Bộ luật Hình sự 2015

Vu khống, được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác...

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng BHXH cho bà. Vậy, thời gian bà nằm viện 4 tháng có được tính là thời gian công tác không?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com