Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Sữa bột “chết người”, thịt lợn phát sáng... liên tiếp gây chấn động

09/11/2018 09:26

Kinhte&Xahoi Giá đỗ nhiễm độc, thịt lợn phát sáng trong bóng tối, dầu ăn làm từ nước cống… Trong nhiều năm qua, người dân Trung Quốc bức xúc với hàng loạt vụ bê bối về thực phẩm bẩn, đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Sữa bột “chết người”

Năm 2008, gần 300.000 trẻ ngã bệnh, ít nhất 6 em tử vong sau khi uống sữa công thức có chứa melamine. Đây là chất phụ gia hóa học được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa, có thể gây suy thận, sỏi thận.

Melamine được tìm thấy trong sản phẩm của 22 công ty, tức 1/5 nguồn cung cấp sữa tại nước này. Các nhà máy mua sữa từ nông dân, pha loãng và hòa thêm melamine để tăng hàm lượng đạm, qua mặt các thiết bị kiểm tra. Sau đó, hỗn hợp này được bán ra thị trường.

Sau khi vụ việc vỡ lở, hơn 20 người bị khởi tố. Hai người đã bị tử hình, ít nhất một đồng phạm khác bị tuyên án tù chung thân. 

Cảnh sát phát hiện cơ sở sản xuất dầu bẩn tại Bắc Kinh năm 2011.

Tuy nhiên, vụ bê bối không dừng lại. Dù đáng lẽ đã phải được tiêu hủy, một số sản phẩm sữa gây hại vẫn xuất hiện trên thị trường những năm sau đó. Nhiều người cho rằng ban đầu quan chức đã cố ý bao che vụ việc.

Niềm tin của người dân vào sữa công thức bột trong nước vốn đã lung lay từ vụ bê bối melamine năm 2008. Nhiều người hoàn toàn quay lưng với sản phẩm nội và chuyển sang các hãng sữa nước ngoài. Thị trường sữa Hong Kong, Australia và New Zealand nhanh chóng khan hiếm.

Đến năm 2016, nhiều người chuộng sữa ngoại bàng hoàng khi giới chức phát hiện một số nhà sản xuất Trung Quốc làm giả sữa bột của các hãng nổi tiếng.

Nhiều nhà máy trộn bột sữa rẻ tiền với bột sữa nước ngoài, hoặc chỉ đơn giản là đóng gói sữa bột bình thường với nhãn hiệu giả. Thậm chí, một số còn sửa bao bì để bán sữa bột hết hạn. Một trong những nhãn hiệu bị làm giả là sản phẩm sữa Similac của Viện nghiên cứu Abbott (Mỹ).

Vụ việc đã khiến ít nhất 9 người bị bắt giữ và khoảng 1.400 sản phẩm sữa bột bị thu hồi.

Năm 2008, vụ việc liên quan đến heparin khiến gần 81 người chết tại Mỹ. Heparin được truyền vào tĩnh mạch để điều trị và ngăn ngừa máu đông. Nó cũng được sử dụng trong phẫu thuật.

Cảnh sát Mỹ điều tra và phát hiện lô thuốc nhiễm bẩn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nước này xuất khẩu heparin tới ít nhất 10 quốc gia, nhưng dược phẩm lại được sản xuất ở một nhà máy nhỏ ở Thường Châu, thiếu sự giám sát của chính quyền. 

Số thuốc bị phát hiện có chứa chất ô nhiễm chondroitin sulfate hóa cao. Chỉ nửa tiếng sau khi tiêm, các bệnh nhân đều có triệu chứng tụt huyết áp, buồn nôn và khó thở.

Công cụ tìm kiếm nổi tiếng tại Trung Quốc Baidu là trung tâm bê bối trong cuộc điều tra về cái chết của một sinh viên 21 tuổi cách đây 2 năm. Wei Zexi, mắc thể ung thư bao hoạt dịch hiếm, đã viết một bài blog về quá trình điều trị của mình.

Một kết quả tìm kiếm được quảng cáo trên Baidu đã đưa Wei tới Bệnh viện II Quân đoàn Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh. Bệnh viện này quảng cáo là có thể chữa bệnh cho anh nên gia đình đã cố kiếm đủ 30.000 USD để chi trả cho liệu pháp miễn dịch. 

Tuy nhiên, việc điều trị không đạt hiệu quả. Trước khi mất, Wei cáo buộc trang tìm kiếm Baidu quảng cáo thông tin y học sai sự thật. Bệnh nhân mắc ung thư bao hoạt dịch vốn phải được hóa trị hoặc phẫu thuật.

Cảnh sát điều tra sau đó đã bắt giữ hai đối tượng với tội hình sự. Lãnh đạo bệnh viện bị đình chỉ, 6 người khác bị khiển trách và 2 quan chức phụ trách giám sát bệnh viện bị cảnh cáo.

Trước việc người dân bức xúc, lên tiếng chỉ trích Baidu, giới chức Trung Quốc đã yêu cầu công ty này giới hạn số lượng quảng cáo y khoa. Robin Li, CEO của Baidu, cũng kêu gọi nhân viên của mình đặt giá trị đạo đức lên trước lợi nhuận.

Bữa ăn “đáng sợ” 

China Daily đưa tin vào năm 2011, một loạt cửa hàng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc buôn bán dầu ăn được sản xuất từ "dầu cống rãnh". "Dầu cống rãnh" là loại dầu được tái chế từ chất béo của thịt thối hoặc mỡ thừa của động vật. Một số loại còn được tái chế từ dầu đã qua sử dụng đóng mảng ở cống xả thải và thùng phi. 

Dầu cống rãnh được bán cho các nhà hàng, hàng rong và được sử dụng nhiều lần để chiên rán. Nhiều người cho rằng chúng thậm chí còn được dùng trong nhà máy sản xuất thực phẩm và kháng sinh. 

Dù chính quyền Trung Quốc đã ngay lập tức có biện pháp xử lý tình trạng này, họ cũng thừa nhận rằng không có một phương pháp chắc chắn nào để có thể phát hiện dầu bẩn. 

Tới gần đây, tháng 4/2017, nhiều chủ nhà hàng và nhân viên vẫn bị bắt vì sử dụng dầu cống rãnh trong quá trình chế biến thức ăn.

Hơn 3,5 tấn đậu cô ve “dài cả mét” nhiễm thuốc trừ sâu isocarbophos đã bị tiêu hủy sau khi được bán ở thành phố miền trung Vũ Hán vào tháng 3/2010. Số đậu này có nguồn gốc ở thành phố phía nam Tam Á và giới chức nông nghiệp thành phố này bị cáo buộc cố tình che giấu vụ việc.

Thịt lợn phát sáng trong bóng tối.

Sau thông tin phần lớn lúa của Trung Quốc nhiễm kim loại nặng, giới chức y tế thành phố Thâm Quyến đã xét nghiệm gần 700 mẫu thực phẩm được làm từ bột, trong đó bánh bao và há cảo. Gần ⅓ số này được xác định chứa lượng nhôm vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân được cho là do lạm dụng bột nở chứa kim loại.  

Tháng 3/2011, các thông tin và hình ảnh về một loại thịt lợn phát ra ánh sáng màu xanh lấp lánh trong bóng tối gây xôn xao dư luận. Cộng đồng mạng gọi nó là thịt “Avatar” và bày tỏ hoài nghi bất chấp cơ quan thanh tra y tế Thượng Hải cam kết rằng thịt lợn chỉ bị nhiễm vi khuẩn phát huỳnh quang và vẫn có thể ăn được nếu nấu đúng cách.  

Trung Quốc từ lâu đã nỗ lực chống lại việc sử dụng chất clenbuterol trong sản xuất thịt lợn. Thường được gọi bột tạo nạc, nó có thể khiến người ăn chóng mặt, tim đập nhanh, tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi.

Tháng 9/2006, hơn 330 người ở Thượng Hải được ghi nhận bị ngộ độc do ăn thịt lợn nhiễm clenbuterol để tạo nạc. Tháng 2/2009, ít nhất 70 người tại Quảng Đông cũng bị ngộ độc sau khi ăn nội tạng lợn được tin có chứa dư lượng clenbuterol.

Năm 2011,Trung Quốc đã xét xử những người sản xuất thịt lợn siêu nạc bằng clebuterol. Kẻ chủ mưu lĩnh án tử hình, các đồng phạm bị tuyên án chung thân và 9-15 năm tù.  

Nghiên cứu được công bố vào tháng 2/2011 tuyên bố 10% số gạo được bán ở Trung Quốc bị nhiễm các kim loại nặng, trong đó có catmi. Dữ liệu do đại học Nông nghiệp Nam Kinh thu thập phát hiện rằng tình trạng này nghiêm trọng nhất ở các tỉnh phía nam với một số khu vực có tới 60% mẫu gạo bị nhiễm độc và lượng catmi gấp 5 lần giới hạn cho phép.

Tháng 4/2010, hơn 7 triệu hộp đựng thực phẩm dùng một lần bị thu giữ ở tỉnh Giang Tây. Dù bị cấm từ năm 1999, các hộp xốp vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, tiết ra các độc tố khi đựng thực phẩm nóng. Các hóa chất này có khả năng gây tổn thương gan, thận và các cơ quan sinh sản.

Trong lĩnh vực dược phẩm, Trung Quốc cũng có những bê bối chấn động. Đêm 24/7/2018, cảnh sát thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, thông báo đã bắt 15 người tình nghi phạm tội hình sự liên quan đến vụ việc Công ty Khoa học Kỹ thuật Trường Sinh Trường Xuân (gọi tắt là Trường Sinh) sản xuất vaccine kém chất lượng và làm giả giấy tờ.

Trong số những người bị bắt có chủ tịch công ty Trường Sinh. Giới chức không tiết lộ danh tính của người này. Tuy nhiên, trước đó, truyền thông đã xác định người này tên là Gao Junfang.

Trước đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc cho biết Công ty Trường Sinh đã bán khoảng 252.600 liều vaccine DPT không đạt chuẩn cho Trung tâm Kiểm dịch và Phòng dịch tỉnh Sơn Đông. Vụ việc diễn ra 5 ngày sau khi chính công ty này bị phát hiện làm giả giấy tờ sản xuất 113.000 vaccine phòng bệnh dại.

Vụ bê bối gây xôn xao dư luận Trung Quốc, khiến Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 23/7 phải lên tiếng dù đang công du châu Phi.

Theo Tân Hoa xã, ông Tập nói những vi phạm tại Trường Sinh "mang bản chất đê hèn" và "khiến người ta kinh hãi", chỉ đạo lập tức tìm ra "chân tướng sự thật".

Nhà chức trách đang tiến hành điều tra và khẳng định sẽ có những biện pháp xử phạt nặng. Tuy nhiên, thông tin về vụ bê bối vaccine đã làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng vào dược phẩm sản xuất trong nước. Cha mẹ tại đại lục giờ tìm đến các phòng khám tại Hong Kong để tiêm phòng cho con.

Trước số lượng gia đình tới Hong Kong để tiêm phòng cho trẻ tăng cao, Bộ Y tế Hong Kong cho biết nguồn cung vaccine đang được giám sát chặt chẽ và hiện vẫn ổn định. 

 

Theo Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa

Từ ngày 15/9/2018, Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Xử lý hành vi vu khống theo Bộ luật Hình sự 2015

Vu khống, được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác...

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng BHXH cho bà. Vậy, thời gian bà nằm viện 4 tháng có được tính là thời gian công tác không?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com