Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Tại sao cứ đổ ra đường, không có ý thức cộng đồng?

14/04/2020 11:30

Kinhte&Xahoi Theo ghi nhận chiều 13 và sáng ngày 14/4, người dân vẫn ra đường đông đúc, nhiều đoạn đường nhộn nhịp như thời điểm chưa cách ly xã hội. Thậm chí có tuyến phố còn xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ nhẹ. Chắc chắn trong số người kéo ra đường ấy, có nhiều người thuộc trường hợp không cần thiết phải ra đường. Tại sao họ lại làm vậy?

Chiều ngày 13/4, trên phố Lò Đúc, các phương tiện đi lại đông đúc không khác gì ngày thường. (Ảnh: Lương Hằng)

Trong khi các cơ quan chuyên môn đang cho rằng phải cần kéo dài hơn nữa thời gian cách ly xã hội để bảo vệ thành quả hiện nay của cuộc chiến chống Covid-19 chứ không chỉ dừng lại vào ngày 15/4 tới thì tại nhiều nơi người dân vẫn ùn ùn kéo nhau ra đường,.

Điều đáng nói, chẳng vì việc gì bức thiết nhưng nhiều người dân vẫn đổ ra đường khiến nguy cơ lây nhiễm sẽ càng cao hơn trong cộng đồng.

Có thể thấy, trong một tuần đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Thành phố Hà Nội, người dân đã thực hiện rất tốt các yêu cầu về cách ly xã hội. Việc này đã mang lại những tín hiệu tích cực khi những ngày gần đây, số ca nhiễm mới ít, số ca ra viện tăng cao. Tuy nhiên, khi nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã xuất hiện thì tại nhiều nơi vẫn xuất hiện tình trạng nhiều người dân tỏ ra chủ quan, thậm chí phớt lờ, không tuân thủ các yêu cầu về cách ly xã hội.

Theo quan sát, tại nhiều khu vực, người dân kéo ra đường đông đúc, nhộn nhịp như thời điểm chưa cách ly xã hội, thậm chí trên nhiều tuyến phố xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ. Chắc chắn trong số người kéo ra đường ấy, có nhiều người thuộc trường hợp không cần thiết phải ra đường.

Cũng trong chiều 13/4, trên phố Thanh Nhàn, xe cộ đi lại nườm nượp, một số điểm ùn tắc cục bộ vì lượng xe đông đúc. (Ảnh: Lương Hằng)

Nhiều người dân vô tư tập thể dục tại công viên, đường phố, tụ tập đông người trên vỉa hè, nơi công cộng, thậm chí nhiều người ra đường còn quên đeo khẩu trang phòng dịch. Không ít hàng quán đã hoạt động trở lại dù không phải là những mặt hàng thiết yếu được phép kinh doanh trong thời điểm cách ly xã hội.

Nhìn những hình ảnh ấy, không ai nghĩ Hà Nội đang trong thời gian cách ly xã hội dù các lực lượng chức năng ra sức kiểm soát, xử phạt những trường hợp ra đường khi không cần thiết.

Cách ly xã hội hiện đang được coi là giải pháp phòng, chống dịch căn cơ, quan trọng. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh đây là giải pháp mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ. Nếu làm tốt cách ly xã hội thì sẽ ngăn được dịch Covid-19 lan ra cộng đồng và lây chéo. Cách ly có thể phát hiện mầm mống của ổ dịch, phát hiện ca nhiễm mới sẽ xử lý và khoanh vùng luôn.

Trên phố Lò Đức, một số cửa hàng mặc dù không kinh doanh mặt hàng thiết yếu vẫn mở cửa bán hàng kiểu "nửa kín nửa hở". (Ảnh: Lương Hằng)

Chính sự chủ quan của người dân là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn sự bùng phát dịch bệnh trở lại. Bởi thực tế, chúng ta đã có những kết quả đáng mừng, đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh thể hiện qua số ca nhiễm mới những ngày qua không nhiều.

Dịch bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Bài học về sự chủ quan tại một số quốc gia trên thế giới khiến họ phải chịu sự bùng phát của dịch bệnh giai đoạn 2 là những ví dụ sống động.

Sau ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, ổ dịch hiện tại ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh rất. cần thực hiện cách ly xã hội phải siết chặt hơn nữa. PGS.TS Trần Như Dương – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ Hà Nội dập ổ dịch thôn Hạ Lôi nhận định, thực hiện biện pháp cách ly xã hội là vô cùng quan trọng trong thời điểm này.

Theo ông Dương, dịch bệnh đã xâm nhập vào cộng đồng, do vậy việc cách ly xã hội chính là biện pháp không để dịch bệnh lây lan. Trong trường hợp dịch bệnh có lây thì chỉ ở một điểm, không có khả năng lây lan ra khu vực khác.

PGS.TS Trần Như Dương cũng đề nghị TP Hà Nội phải làm quyết liệt hơn nữa biện pháp cách ly xã hội. “Tôi thấy thời gian đầu thực hiện cách ly xã hội khá tốt. Nhưng bây giờ ra đường bắt đầu đông rồi, thậm chí chật cả đường. Như vậy, chúng ta phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, thậm chí phải có chế tài mạnh hơn”, ông Dương nói.

Một bộ phận người dân đang "nhờn" luật, tiếp tục ra đường, việc cách ly xã hội sẽ mất tác dụng. Do vậy, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, đề nghị lực lượng chức năng cũng cần phải xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo cách ly xã hội được hiệu quả.

Đặc biệt cần xử lý nghiêm những người không thực hiện cách ly xã hội, không đeo khẩu trang, không có việc cần thiết nhưng vẫn ra đường… Có như vậy thì mới kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh Covid-19.

Nhưng chúng tôi cứ đau đáu câu hỏi: Tại sao họ cứ đổ ra đường? Tại sao không vì cộng đồng và chính sức khoẻ của mình và gia đình bằng hành động đơn giản là ở nhà nhiều nhất có thể? Tại sao?


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Link bài gốc http://laodongthudo.vn/tai-sao-cu-do-ra-duong-khong-co-y-thuc-cong-dong-106596.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com