Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Tài xế xe ôm công nghệ “chật vật” chờ được hoạt động trở lại

27/11/2021 15:06

Kinhte&Xahoi Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến "cần câu cơm" bị ảnh hưởng, nhiều tài xế xe ôm công nghệ vẫn đang "chật vật" tìm cách mưu sinh và chờ đợi công việc của mình được hoạt động trở lại. Chưa bao giờ, họ mong muốn dịch bệnh sớm kết thúc để ngành nghề của mình phục hồi như lúc này…

Tạm dừng công việc hướng dẫn viên du lịch để chuyển sang làm tài xế xe ôm công nghệ từ tháng 3 năm nay, Trần Bá Dương (26 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) tiếp tục gặp thử thách trong công việc mới khi dịch bệnh bùng phát tại Thủ đô hồi tháng 7 vừa qua. Để mưu sinh, anh chuyển sang công việc làm shipper giao đồ ăn.

Chuyển nghề từ hướng dẫn viên du lịch sang làm tài xế xe ôm công nghệ, Bá Dương một lần nữa gặp phải những thử thách của dịch bệnh

Bắt đầu làm việc từ 7h sáng và kết thúc công việc vào 6h tối, Bá Dương vẫn hàng ngày chăm chỉ đợi đơn để đi ship. Dù vậy, khác với sự náo nhiệt của công việc giao hàng hóa thông thường, shipper giao đồ ăn gặp phải nhiều khó khăn do mọi người đã hình thành thói quen tự nấu nướng sau giãn cách xã hội vì sợ dịch. Hiện tại, có khi "vật vã" cả ngày anh cũng không có đơn nào. Đó có lẽ là tình cảnh chung của nhiều tài xế xe ôm công nghệ hiện tại.

"Thời gian đầu làm shipper giao đồ ăn, dịch vụ này rất "đắt show" do hạn chế đi lại và mọi người thèm đồ ăn ngoài sau một thời gian dài giãn cách. Tuy nhiên đến nay, nhu cầu đặt giao hàng đã giảm mạnh, lượng đơn từ các ứng dụng cũng phân bổ không đồng đều khiến mình khá lo lắng vì thu nhập giảm sút.

Thời điểm giãn cách, có nhiều người hỏi mình có chạy xe không, thậm chí có nhiều tài xế còn bảo nhau "chạy chui" nhưng mình không dám vì sợ dịch và cũng sợ bị phạt. Rất nhiều tài xế xe ôm công nghệ như mình phải gồng mình chịu trận chờ ngày được hoạt động trở lại hy hoạt động bình thường trở lại, mọi thứ vẫn khó khăn quá", anh Dương nói.

Chờ đợi các ứng dụng đặt xe ôm công nghệ được bật và hoạt động trở lại, Nghiêm Hoàng Hải (27 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) chuyển hướng tạm thời làm công việc vận chuyển rau cho một cửa hàng thực phẩm.

Tài xế Hoàng Hải cảm thấy nhớ nghề và thèm nói chuyện với khách

Thời gian trước, vốn có nhiều “mối” khách, nên mỗi ngày, tới giờ, Hoàng Hải lại đứng gần khu vực nhà, hay khu vực công ty của các khách quen là có thể được "nổ chuyến". Công việc xe ôm công nghệ của Hải lúc đó có thể nói là vô cùng thuận lợi. Nhưng hiện tại, nhu cầu di chuyển chưa cao, nhiều người vẫn còn làm việc ở nhà và ngại ra ngoài, tiếp xúc với người lạ do sự nguy hiểm của dịch bệnh nên công việc quen thuộc của Hải chưa biết khi nào mới trở lại.

"Thèm được chạy xe và trò chuyện với khách là những cảm giác của mình lúc này. Hiện tại, việc chuyển rau tới cửa hàng chỉ đủ giúp mình sống qua ngày, trong khi tìm công việc mới thì rất khó. Chưa bao giờ, mình cảm thấy nhớ nghề đến vậy.", Hoàng Hải chia sẻ.

Dù vậy, mặc cho tình hình hiện tại khá ảm đạm nhưng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vẫn tin tưởng rằng trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh dần ổn định hơn thì nghề này sẽ trở lại hết sức mạnh mẽ.

Sở dĩ họ mong mỏi như vậy vì còn mang theo gánh nặng gia đình, áp lực cơm áo gạo tiền bủa vây. Mọi chi phí trang trải cuộc sống, tiền học cho con, tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền sữa… đều cậy nhờ vào những đồng tiền chạy xe hàng ngày.

Dù tình hình vẫn còn những khó khăn, nhiều tài xế xe ôm công nghệ vẫn quyết tâm bám nghề

Hợp Hoàng (25 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng) cho biết, thu nhập của anh hồi chưa có dịch có thể lên tới 500 - 600 ngàn đồng một ngày. Cộng thêm với mức lương lao động của vợ, gia đình anh có thể đủ sống nên anh vẫn lạc quan và tin rằng nghề xe ôm công nghệ sẽ sớm trở lại “thời kỳ hoàng kim”.

“Có nhiều người nói với mình là tại sao không chuyển nghề đi, nhưng thú thật, thời điểm hiện tại đâu phải ai cũng dễ dàng tìm cho mình một công việc ổn định được. Chắc chắn sẽ phải mất nhiều thời gian để thích nghi với công việc mới nên mình tạm thời cứ theo đuổi công việc này đã”, Hợp Hoàng chia sẻ.

Cũng theo Hợp Hoàng, để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh, có lẽ một thời gian nữa xe ôm công nghệ mới hoạt động trở lại. Vì vậy, tuân thủ quy định phòng dịch, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ công việc và chờ đợi dịch bệnh được đẩy lùi là điều mà Hoàng sẽ làm lúc này.

 Trung Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tai-xe-xe-om-cong-nghe-chat-vat-cho-duoc-hoat-dong-tro-lai-184036.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com