Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Tết sum vầy và nỗi nhớ nhà của người trẻ xa xứ

12/01/2022 10:16

Kinhte&Xahoi Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước đang có diễn biến phức tạp đã khiến nhiều bạn trẻ đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài không thể trở về sum vầy bên gia đình ngày Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Khi không khí Tết trong cả nước đang rộn ràng cũng là lúc những người con xa quê đong đầy hơn nỗi nhớ sắc mai rực rỡ, cành đào đỏ thắm hay cảm giác được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng…

Chia sẻ với báo Tuổi trẻ Thủ đô về cảm nhận của mình khi phải đón Tết xa nhà, bạn Nguyễn Hạnh (21 tuổi, du học sinh tại Incheon, Hàn Quốc).
 

“Mình nhớ không khí ấm áp, nhộn nhịp của Việt Nam quá! Tết năm nay sẽ là cái Tết thứ hai mình phải xa nhà. Lúc gọi điện cho bố mẹ, nhìn nhà cửa được trang trí đèn nhấp nháy, thấy cành đào, cây quất... mà sống mũi mình bỗng thấy cay cay.

Tết truyền thống ở bên đây chúng mình cũng được nghỉ nhưng mình vẫn đăng ký đi làm. Việc đi làm thêm những ngày này vừa giúp mình có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, vừa giúp mình bận rộn, đỡ buồn và nhớ gia đình hơn”, Nguyễn Hạnh nói.

Bạn Nguyễn Hạnh đang sinh sống và học tập tại Incheon, Hàn Quốc

Ở một đất nước khác, bạn Nguyễn Ly (21 tuổi, thực tập sinh tại Aichi, Nhật Bản) cũng tâm sự: “Lúc xem mấy video thấy mọi người về nhà bất ngờ, không báo trước cho gia đình mà mình cười theo. Rồi bản thân tưởng tượng đến ngày về cũng sẽ làm như vậy. Nếu không có dịch thì giờ này mình đã chuẩn bị sẵn sàng về Việt Nam ăn Tết rồi.

Ngày còn chưa đi du học, cứ vào thời gian này, mình lại cùng bạn bè lên phố sắm đồ Tết để trang trí nhà cửa, phụ gia đình dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ đi hội chợ Xuân. Mình nhớ lắm những lần bố mẹ đưa mấy anh em mình đi mua quần áo, rồi cùng ông bà nội ngồi canh bếp lửa luộc bánh chưng…”.

Bạn Nguyễn Ly đang sinh sống và làm việc tại Aichi, Nhật Bản

Rưng rưng nỗi nhớ quê nhà, bạn Đặng Danh (21 tuổi, du học sinh tại Tokyo, Nhật Bản) tâm sự: “Năm nay sẽ là năm thứ 2 mình ăn Tết tại Nhật. Mình rất nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ người yêu và nhớ bữa cơm sum họp cùng gia đình. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để mình có thể về Việt Nam thăm gia đình và người yêu”.

Bạn Danh Đặng đang học tập và sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản

Đối với chúng ta, có lẽ không đâu hạnh phúc bằng quây quần cùng gia đình sum họp ngày Tết. Bên mâm cơm ấm áp, chúng ta có thể kể cho bố mẹ nghe về những nơi mình đã đi qua, những điều mình đã làm được… và đề ra những kế hoạch cho một năm mới. Tuy nhiên, với nhiều bạn trẻ xa quê hương, không ít bạn đã lựa chọn đi làm xuyên Tết vì nghĩ rằng bận rộn sẽ giúp với bớt nỗi nhớ nhà.

Vui mấy cũng không bằng Tết quê nhà

 Không thể về nước, nhiều bạn trẻ đang học và làm việc ở nước ngoài cũng tổ chức các hoạt động vào đêm giao thừa và năm mới như trang trí nhà cửa, nấu ăn để với bớt nỗi cô đơn khi đón Tết xa gia đình.

Trong dịp Tết này, những ai may mắn có bạn bè, người thân bên cạnh sẽ cảm nhận không khí ngày Tết một cách trọn vẹn hơn với bánh chưng, bánh tét, dưa hành… nhưng cũng có nhiều người lại cô đơn, lủi thủi một mình nơi xứ người...

Bạn Nguyễn Hạnh chia sẻ: “Bên này cũng có đủ mọi thứ từ cành đào đến bánh chưng, muốn sắm đồ Tết cứ ra chợ người Việt là có nhưng mình thấy không khí Tết không thể như ở nhà. Chỉ mong sang năm 2023, dịch bệnh sẽ kết thúc, mình có thể về Việt Nam ăn Tết cùng gia đình”.

Nếu như như năm ngoài, Nguyễn Ly cùng các anh chị ở nghiệp đoàn đi mua cành đào để trang trí phòng, làm mâm ngũ quả, tổ chức gói bánh chưng, nấu các món ăn truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán thì năm nay, do dịch bệnh hạn chế tập trung đông người nên Ly và các bạn không thể tổ chức những hoạt động đó nữa.

“Bên này không có không khí Tết như ở nước mình. Năm ngoái còn được cùng mọi người làm cỗ, gói bánh chưng nhưng năm nay chỉ có một mình nên chắc mình chỉ dọn dẹp phòng, đi mua đồ làm sẵn và đón Tết thôi”, Ly Nguyễn nói.

Các du học sinh tại Nhật Bản tổ chức ăn tất niên (Ảnh nhân vật cung cấp)

Còn Đặng Danh thì chia sẻ: “Ở Nhật, người ta không ăn Tết Nguyên Đán nên khi đến Tết, mình cùng với mấy anh em người Việt tổ chức liên hoan ăn tất niên vào đêm Giao thừa cho giống không khí ở Việt Nam, dù vui nhưng thật sự vẫn không bằng không khí nơi quê nhà”.

Sâu trong tâm thức mỗi người con xa quê, Tết cổ truyền luôn mang lại những dấu ấn đặc biệt cùng những kỷ niệm gắn liền với tuổi thơ. Giờ đây, những ảnh hưởng của dịch bệnh khiến họ chỉ có thể cảm nhận không khí vui tươi, rạo rực của Tết Việt ở trong trong suy nghĩ, ký ức hay qua những thước phim, qua màn hình TV hay mạng xã hội.

Tết là dịp đặc biệt để sum vầy, được cùng nhau hàn huyên, chia sẻ các câu chuyện với những người thân yêu sau thời gian dài xa cách… Có lẽ, những xa quê hương là những người đang là những người trân trọng từng giây phút được trở về bên gia đình nhất trong những ngày này. Tất cả đều chung một niềm mong ước là dịch bệnh mau chóng đi qua để cuộc sống bình thường sớm trở lại, những người xa xứ được trở về nhà và mọi người đều bình an, hạnh phúc.

 Đình Trung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tet-sum-vay-va-noi-nho-nha-cua-nguoi-tre-xa-xu-187742.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com