Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

'Thổi phồng' chất lượng và công dụng TPBVSK Đào Thi, lừa dối người dùng?

24/09/2020 17:07

Kinhte&Xahoi Mặc dù chỉ là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng trên nhiều website, Đào Thi lại được quảng cáo với hàng loạt công dụng giống như thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng

Phù phép thực phẩm bảo vệ sức khỏe thành thuốc chữa bệnh

 Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đào Thi do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Viheco (địa chỉ tại thôn Thượng Phúc, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) sản xuất. Đơn vị chịu trách nhiệm công bố, đưa sản phẩm ra thị trường là Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Medicom (địa chỉ tại số 51 Nguyễn Khả Trạc, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

Trên website https://www.sacdepphunutoday.com/ và một số website khác, sản phẩm Đào Thi được giới thiệu có công dụng: “Hỗ trợ săn chắc cải thiện chảy xệ,làm hồng nhũ hoa; Bổ sung estrogen tăng cường sinh lý, điều hòa kinh nguyệt; Collagen - Vitamin E chống lão hóa giảm nếp nhăn, bốc hỏa cáu gắt; Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thu vú, ung thư cổ tử cung ở nữ giới”.

Sản phẩm Đào Thi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng được giới thiệu như thuốc chữa bệnh.

Trên website này, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đào Thi được giới thiệu có 3 dạng: viên nén, viên sủi và kem bôi. Với mỗi loại, cách dùng và liều lượng khác nhau. Website này thậm còn "tự phong" sản phẩm Đào Thi thành thuốc khi đưa ra khuyến cáo “nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút và uống với thật nhiều nước”.

Chưa dừng lại ở đó, sản phẩm Đào Thi còn quảng cáo “được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn không tác dụng phụ và được phép lưu hành trên toàn quốc”.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện Bộ Y tế không cấp phép chứng nhận cho bất cứ sản phẩm thực phẩm chức năng nào. Có chăng, loại "chứng nhận" mà website này nói tới chỉ là "Giấy tiếp nhân đăng ký bản công bố sản phẩm" mà Cục An toàn thực phẩm cấp cho các doanh nghiệp, đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm. Muốn biết chất lượng sản phẩm có đúng như trong Giấy tiếp nhân đăng ký bản công bố sản phẩm hay không cần phải qua quá trình hậu kiểm do Cục An toàn thực phẩm tiến hành.

Sieuthisongkhoe.com quảng cáo sản phẩm Đào Thi được Bộ Y tế chứng nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là chiêu trò để lôi kéo người dùng.

Do vậy, có thể thấy, việc quảng cáo “nổ về công dụng của sản phẩm chỉ là một trong những mánh khóe, chiêu trò của các đơn vị phân phối sản phẩm này. Nếu không tìm hiểu kỹ, người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn sản phẩm này với các loại thuốc có khả năng chữa bệnh.

Lợi dụng hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm

Chưa dừng lại ở việc “thần thánh hóa” công dụng của sản phẩm Đào Thi để lừa dối người tiêu dùng, một số website còn sử dụng hình ảnh của bác sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm này, với mục tiêu lôi kéo nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm.

Hình ảnh các bác sĩ được đem ra quảng cáo cho sản phẩm Đào Thi 

Cụ thể, trên website https://www.sacdepphunutoday.com/, hình ảnh của BSCK2 Nguyễn Thái Hà (Bệnh viện Từ Vũ); TS.Bs Vũ Thị Khánh Vân (Viện Y học cổ truyền Quân đội); ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Y dược Tuệ Tĩnh (Học viện y học cổ truyền Việt Nam) đã được đem ra gắn với quảng cáo về sản phẩm Đào Thi. Bên cạnh đó, hình loạt của hàng loạt diễn viên nổi tiếng như Thanh Hương, Vân Trang, Quỳnh Nga… cũng xuất hiện trong các quảng cáo về sản phẩm Đảo Thi trên nhiều website.

Các diễn viên nổi tiếng thời gian qua cũng xuất hiện trong quảng cáo về sản phẩm Đào Thi. 

Theo chuyên gia, hiện nay có một số sản phẩm, kem bôi được quảng cáo có tác dụng nở ngực đều có chứa nội tiết tố (estrogen) để kích thích tuyến vú phát triển. Estrogen nội sinh là hormon sinh dục nữ có cấu trúc steroid, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ sinh dục nữ (tử cung, vú, làm phát triển ống dẫn sữa). Ống dẫn sữa thuộc tuyến vú là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của estrogen. Estrogen tổng hợp (dạng thuốc uống, kem bôi…) tuy không có cấu trúc steroid nhưng cũng có các tác dụng như estrogen nội sinh. Chính vì thế, việc dùng estrogen làm tăng kích thước vú rất có hại.

Trên thực tế, cũng có không ít phụ nữ sử dụng sản phẩm bôi, thuốc uống làm nở ngực cũng thấy ngực to lên. Nhưng theo PGS.TS. Vũ Ngọc Lâm (BV Trung ương Quân đội 108), thực chất, tác động làm tăng kích thước vòng 1 không nằm ở kem bôi mà nằm ở chính động tác massage bầu ngực khi bôi kem nhưng tác dụng này cũng không được lâu bền.

Bên cạnh đó, các loại thuốc làm nở ngực, kem nâng ngực chủ yếu chứa nội tiết tố nữ estrogen, do vậy, nó không hẳn là có nguồn gốc tự nhiên như lời quảng cáo. Khi sử dụng các sản phẩm có chứa estrogen tổng hợp thì có thể gây phản ứng gây tổn thương da tại chỗ, nếu sử dụng lâu dài còn có nguy cơ lớn hơn là gây ung thư vú...

Trước những thông tin trên, người dùng không khỏi thắc mắc về việc liệu sản phẩm Đào Thi có thực sự hiệu quả như quảng cáo, liệu sản phẩm này có an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng?

Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin!

 Phong Lâm - Theo Vietq.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Link bài gốc http://vietq.vn/nhieu-quang-cao-no-ve-cong-dung-cua-tpbvsk-dao-thi-chat-luong-lieu-co-dam-bao-d178806.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com