Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5

04/06/2021 20:07

Kinhte&Xahoi Ngày 3/6, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2021, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, trong đó có các giải pháp tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, địa phương và triển khai thực hiện xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030 – đây là nhiệm vụ rất rất khó nhưng phải cố gắng làm cho bằng được.

quyết nghị nhiều nội dung quan trọng được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, trong đó có các giải pháp tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, địa phương và triển khai thực hiện xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030 – đây là nhiệm vụ rất rất khó nhưng phải cố gắng làm cho bằng được.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2021. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân/ Trần Hải)

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Trợ lý Tổng Bí thư Đinh Văn Ân, lãnh đạo các cơ quan Trung ương. Lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Bắc Ninh tham dự phiên họp theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu địa phương.

Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về công tác phòng chống dịch COVID-19; tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, dự báo thực hiện 6 tháng và các giải pháp trong những tháng cuối năm; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước những tháng đầu năm và các giải pháp trong những tháng cuối năm; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Đề án thực hiện xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng tới năm 2030; và một số nội dung khác.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, biến chủng của virus trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 nhanh hơn, mạnh hơn, nguy hiểm, khó lường hơn, khó kiểm soát hơn, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, về tổng thể chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình; tại một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, tình hình phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn nhưng đến thời điểm hiện tại, dịch cũng đã được kiềm chế và từng bước được đẩy lùi tại các địa bàn này.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, nhất là các địa phương có dịch bùng phát như Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, các lực lượng tuyến đầu như công an, quân đội và đặc biệt là lực lượng y tế, đã nỗ lực, tích cực, chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không thỏa mãn với những kết quả mà cả nước phải rất vất vả mới đạt được. Thủ tướng nêu rõ, qua 3 đợt chống dịch trước đây, chúng ta đã làm rất tốt nhưng sau đó lại xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, do đó, đợt dịch sau phức tạp hơn, khó kiềm chế hơn và gây hậu quả lớn hơn đợt dịch trước.

Thời gian tới, chúng ta vẫn phải tiếp tục tinh thần “chống dịch như chống giặc”, kết hợp hợp lý, hài hòa, hiệu quả giữa phòng dịch và tấn công. Phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở, từ khi chưa có dịch. Tấn công là cấp bách, là đột phá; xét nghiệm chủ động ở những nơi chưa có dịch, xét nghiệm thần tốc ở những nơi có dịch; vaccine là chiến lược, là quyết định; ứng dụng công nghệ bắt buộc trong phòng chống dịch. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho phòng chống dịch, khắc phục hậu quả, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch.

Chính phủ thống nhất đánh giá, mặc dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhưng kinh tế - xã hội 5 tháng và tháng 5 tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất ổn định; tăng trưởng tín dụng đạt 4,67%.

Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đạt hơn 50% dự toán năm, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 5 tháng ước tăng 9,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6%. Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, phát triển ổn định. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt hơn 262 tỷ USD, tăng 33,5%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục hồi, đạt 14 tỷ USD. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 5 tháng đạt 55,8 nghìn doanh nghiệp, cao nhất trong 5 năm qua.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thành công tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên tích cực. Trong thời điểm khó khăn, một điểm sáng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, ý Đảng hợp lòng dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đạt được kết quả nêu trên là nhờ thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; sự điều hành quyết liệt, đúng hướng, có hiệu quả của các cấp chính quyền; kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường và giữ vững.

Tuy nhiên, vẫn còn những nơi, những lúc bị động, lúng túng trong phòng chống dịch, có những cơ quan chưa kịp thời, hiệu quả trong thực hiện các giải pháp. Đầu tư công vẫn chậm, gặp khó khăn, chưa đạt mục tiêu về mặt tiến độ. Nhập siêu trở lại do giá nguyên liệu đầu vào tăng và nhu cầu nhập khẩu tăng cao để phục vụ sản xuất, trong khi đầu ra cho sản phẩm bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, đây là dấu hiệu cần chú ý để tìm giải pháp.

Xuất khẩu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư nước ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, thủ tục hành chính còn nhiều rườm ra. Một bộ phận người dân, người lao động mất việc làm, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhất là trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Chiến lược vaccine triển khai còn chậm. Tội phạm, nhất là tội phạm trên mạng xuất hiện nhiều và ảnh hưởng xã hội tương đối lớn. Công tác thông tin - truyền thông, tuyên truyền vận động người dân còn hạn chế.

“Phải nhìn thẳng vào sự thật để suy nghĩ, cùng nhau giải quyết, Chính phủ gương mẫu về vấn đề này”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Những vướng mắc, hạn chế này có nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính. Một số bộ, ngành chưa nắm chắc, bám sát tình hình nên đưa ra giải pháp chưa phù hợp, kém hiệu quả, điều hành lúng túng. Vẫn còn những vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách chậm được tháo gỡ. Một số người đứng đầu đơn vị, địa phương chưa thực sự quyết liệt, gương mẫu trong tổ chức và điều hành công việc thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Thủ tục hành chính còn rườm rà, vướng mắc. Vẫn còn cơ chế xin-cho và tâm lý trông chờ, ỷ lại.

Phân tích kỹ hơn, Thủ tướng nhắc tới tình trạng đầu tư công vẫn chậm giải ngân, nhiều cơ quan, địa phương chưa báo cáo về các vướng mắc thể chế theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 45 ngày 16/4/2021. “Đây là trách nhiệm của người đứng đầu, chưa gương mẫu, chưa xem việc này là trọng tâm, trọng điểm. Trong khi các nhiệm vụ này vừa là động lực cho tăng trưởng, vừa phục vụ cho 3 khâu đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XIII, vừa phục vụ đời sống nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu rõ, tình hình sắp tới sẽ đan xen giữa thuận lợi và khó khăn, thách thức, nhưng dự báo khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn thuận lợi, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thế giới và các nước quanh Việt Nam chưa kiềm chế dịch bệnh hiệu quả.

Trong bối cảnh như vậy, mục tiêu đặt ra là phải kiên trì kiềm chế, đẩy lùi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục và phát triển kinh tế sau đợt dịch, giữ vững ổn định chính trị, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là chăm lo cho các đối tượng chịu tác động bởi dịch bệnh, những người yếu thế trong xã hội. Phấn đấu tối đa để hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII và Quốc hội đã đề ra.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện. Trước hết, phải tăng cường nhận thức rõ hơn về những khó khăn, thách thức, vướng mắc còn rất nhiều mà chúng ta phải đối diện, từ đó nỗ lực và cố gắng vượt qua; không vì khó khăn, thách thức mà bi quan, hoang mang, lo sợ, mất bản lĩnh; lấy khó khăn, thách thức làm động lực phấn đấu, vươn lên, khẳng định và phát triển.

Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải bám sát, nắm chắc tình hình, nhất là tình hình thực tiễn tại mỗi cơ quan, địa phương, đơn vị, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kịp thời, đúng hướng, sát tình hình, khả thi và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thứ ba, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa hài hòa, hợp lý để vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật các kịch bản tăng trưởng. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương có giải pháp phù hợp để bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, bảo đảm cung cầu những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; không để đứt gãy các chuỗi cung ứng, nhất là chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ tư, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các vấn đề tồn tại kéo dài; những việc này đã có hướng giải quyết, phải triển khai quyết liệt hơn.

Thứ năm, tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách, Bộ Tư pháp đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan tới chiến lược vaccine, đầu tư công, xuất nhập khẩu và kinh tế vĩ mô. “Ai làm tốt thì khen thưởng, thúc đẩy, nhân rộng, ai không làm hoặc làm không đúng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ”, Thủ tướng nêu rõ.   

Thứ sáu, tập trung cho nhiệm vụ đầu tư công. Thủ tướng biểu dương Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất quyết liệt trong thời gian qua để rà soát, rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc bố trí vốn đầu tư công trung hạn theo hướng sát tình hình, bám sát 3 khâu đột phá chiến lược và 6 nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm an sinh xã hội. Thủ tướng yêu cầu, phải có giải pháp mạnh mẽ, tích cực, quyết liệt hơn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong vấn đề này, cương quyết cắt giảm các dự án dàn trải, chia cắt, manh mún, kéo dài.

Thứ bảy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, đặc biệt phải tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, cắt giảm chi tiêu hành chính không cần thiết để tập trung cho đầu tư phát triển. 

Thứ tám, Chính phủ sẽ xem xét ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh.

Thứ chín, tiếp tục giữ vững an ninh, quốc phòng, kiểm soát, quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh, cư trú trái phép. Thủ tướng biểu dương các lực lượng quân đội, công an đã làm tốt nhiệm vụ này, cần tiếp tục phát huy.

Thứ mười, chuẩn bị tốt các báo cáo trình Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo chương trình công tác năm 2021.

Cũng tại phiên họp, Chính phủ thống nhất với Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Tinh thần chung là phải rà soát, cắt giảm số lượng dự án, tập trung cho các dự án trọng điểm, cấp bách, hiệu quả, có sức lan tỏa cao; không để tình trạng dàn trải, manh mún, lãng phí nguồn lực; chấm dứt tình trạng “chạy” dự án, lợi ích nhóm. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo; trên cơ sở đó, làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan của Đảng, Quốc hội, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Chính phủ thống nhất sự cần thiết của Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Đây là nhiệm vụ rất rất khó, phức tạp, cần huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc, lấy khó khăn làm động lực để phấn đấu đi lên. Tinh thần là phải đổi mới mạnh mẽ tư duy quản lý, phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của các địa phương trong đầu tư, xây dựng, bảo trì và khai thác các tuyến cao tốc.

Đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương trong giải phóng mặt bằng, Trung ương chỉ hỗ trợ chi phí xây lắp, vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, là “vốn mồi” để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xử lý hợp lý, hài hòa, hiệu quả để vừa phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng, vừa ưu tiên các vùng khó khăn.

Kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh-quốc phòng, đối ngoại và an sinh xã hội; phát triển đường bộ cao tốc phải gắn với quy hoạch không gian phát triển và khai thác hiệu quả nhất quỹ đất bên đường. Phấn đấu giảm thời gian triển khai dự án để sớm đưa công trình vào khai thác, phát huy hiệu quả. Giao Bộ Giao thông vận tải tiếp thu đầy đủ ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án để trình các cấp có thẩm quyền./. 

 Phạm Duy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/thu-tuong-pham-minh-chinh-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-thuong-ky-thang-5-d157351.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com