Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thủ tướng quyết định hỗ trợ khẩn cấp nhà ở cho người dân bị lũ quét, sạt lở đất

24/08/2018 08:58

Kinhte&Xahoi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trước mắt, cần tập trung lo cho 5.592 hộ hiện không có nhà ở hoặc đang ở trong nhà tạm, để khắc phục nhanh tình trạng “màn trời chiếu đất”.

Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành và địa phương về hỗ trợ khẩn cấp nhà ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở đất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong năm 2017 làm 71 người chết và mất tích; 4.109 ngôi nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; 13.246 hộ đang sinh sống tại những nơi không đảm bảo an toàn có nguy cơ cao ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất.

Từ đầu năm 2018 đến nay, đã xảy ra 12 đợt lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, làm 49 người chết, 14 người mất tích, 21 người bị thương, ước tính thiệt hại khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt trận lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23-26/6 xảy ra trên diện rộng (một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Tuyên Quang...) làm 33 người chết, mất tích; ước tính thiệt hại khoảng 762 tỷ đồng.

Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 5.592 hộ dân không có nhà ở hoặc ở đang ở trong nhà tạm. Hơn 42.100 hộ dân có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất cần phải di dời để bảo đảm an toàn. Bên cạnh hỗ trợ nhà ở, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị hỗ trợ lắp đặt thử nghiệm thiết bị giám sát, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại một số vị trí có nguy cơ cao tại một số địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bày tỏ trăn trở trước tình trạng thiên tai vừa qua ở nhiều vùng, gây sạt lở, trôi nhà cửa, khiến người dân phải sống trong lều bạt, nơi tạm bợ, Thủ tướng cho biết, ông đã trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đưa phương thức nào để hỗ trợ người dân với tinh thần “không để người dân bị cảnh màn trời chiếu đất” khi mà diện ảnh hưởng, cần hỗ trợ thì rất rộng mà kinh phí eo hẹp. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp lo nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cũng như biện pháp lâu dài, căn cơ.

Phát biểu tại cuộc họp, ý kiến của các địa phương cho rằng, mấy năm gần đây, tình hình thiên tai ngày càng cực đoan, mức độ ngày càng tăng, như đại diện Sơn La cho biết, trước đây chỉ sạt lở phần phủ bì thì nay sạt cả nửa quả núi. Vừa qua, tỉnh phải di dời 3 bản trong một đêm bởi nếu không, khoảng 2.000 người sẽ thiệt mạng do núi sập.

Về việc hỗ trợ, các địa phương góp ý, cần bảo đảm công bằng, đúng đối tượng theo các mức thiệt hại (bị mất hoàn toàn hay mất một phần) và đặc biệt, cần hỗ trợ xây dựng hạ tầng, bởi không có đường đi thì cũng không thể vận chuyển vật liệu lên làm nhà. Mặc dù chỉ là khoản hỗ trợ nhưng cũng cần bảo đảm cho người dân có thể có được nhà kiên cố, chứ không vẫn phải sống trong nhà tạm mới. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giám sát để tránh tình trạng người dân lấy tiền làm nhà để mua xe máy.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Một số ý kiến kiến nghị cần sớm lập bản đồ cảnh báo sạt lở đất chi tiết hơn để biết chỗ nào có thể an cư được, bởi đã có một số trường hợp, người dân phải di dời nhiều lần vì nơi ở mới cũng không an toàn.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, trước mắt, cần tập trung lo cho 5.592 hộ hiện không có nhà ở hoặc đang ở trong nhà tạm, để khắc phục nhanh tình trạng “màn trời chiếu đất”.

Thủ tướng yêu cầu giải quyết theo hướng bố trí ở xen ghép vào các khu dân cư. Hỗ trợ phải bảo đảm yêu cầu chính xác, đúng đối tượng, kịp thời, huy động các nguồn lực khác bên cạnh nguồn lực Nhà nước và cần tính tới lâu dài. Cùng với việc lo về nhà ở, cần lo cho người dân sống trong nhà ấy bằng cách nào, đất sản xuất ra sao để ổn định cuộc sống cho người dân cũng như lo cả hạ tầng như việc người dân sống ở đó đi lại bằng cách nào, con em họ học hành, chữa bệnh làm sao.

“Việc này giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, phải làm gấp, làm ngay, làm chính xác và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng nêu rõ. Cần quản lý chặt chẽ, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo các địa phương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

 

Về mức hỗ trợ, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất mức phù hợp giữa hỗ trợ nhà ở và hạ tầng, trên tinh thần công bằng, minh bạch, sớm trình Thủ tướng quyết định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình Thủ tướng dự án tổng thể di dời dân cư khẩn cấp khỏi vùng thiên tai, có phân kỳ đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất vốn dự phòng trong đầu tư trung hạn để bố trí vốn khẩn cấp cho các khu vực cần di dời theo dự án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các địa phương lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai, lũ quét, sạt lở đất. Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương, bộ, ngành, rà soát quy hoạch các khu dân cư.

Thủ tướng giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đề xuất các nguồn lực để có Quỹ phòng chống thiên tai quốc gia.

Hiện đang vào thời điểm mưa lũ, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, có phương án, nêu cao trách nhiệm trong phòng chống thiên tai, “lo hồ đập thế nào, lo các công trình thủy điện, thủy lợi ra sao, đê kè phương án nào, tình huống cơn bão lớn thì di dời dân làm sao”, nhất là quy chế vận hành liên hồ chứa.

Theo chinhphu.vn/hoanhap.vn


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com