Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi

28/01/2022 07:17

Kinhte&Xahoi Ngày 27/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong dịp Tết, đồng thời chúng ta cũng có cơ sở để tự tin trong công tác phòng chống dịch, tự tin để tiếp tục mở cửa trở lại an toàn các hoạt động kinh tế-xã hội. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự cuộc họp tại trụ sở Chính phủ có các đồng chí Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.

Kinh tế phục hồi và phát triển rất rõ nét

 Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đa số các ý kiến đều đồng tình với báo cáo của Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo và bổ sung nhiều ý kiến phong phú, sâu sắc, sát tình hình. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chắt lọc, tiếp thu các ý kiến để đưa vào kết luận cuộc họp, ban hành càng sớm càng tốt để các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Đánh giá chung, các ý kiến tiếp tục khẳng định tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc, số ca nhiễm dao động quanh khoảng 15.000 ca mỗi ngày nhưng số ca chuyển nặng giảm rõ và đặc biệt số ca tử vong giảm rất sâu, từ khoảng 2,4% tổng số nhiễm giảm xuống còn khoảng 1,2% sau khi triển khai mạnh mẽ công tác tiêm chủng và chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Thủ tướng yêu cầu công bố lộ trình mở cửa trường học, du lịch sớm nhất có thể, không để lỡ cơ hội phát triển, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Do dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động bình thường của xã hội đang từng bước trở lại, kinh tế phục hồi và phát triển rất rõ nét. Chúng ta đang thúc đẩy thực hiện "đa mục tiêu" trong năm 2022, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương, nghị quyết của HĐND các cấp. Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, bạn bè quốc tế, các nhà đầu tư tin tưởng vào Đảng, Nhà nước về công tác phòng chống dịch, phát triển kinh tế xã hội.

Nguyên nhân của những kết quả nói trên là có sự lãnh đạo xuyên suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

Nguyên nhân khác là sau hai năm phòng chống dịch, chúng ta đã sơ kết, đúc rút được các bài học, tham khảo kinh nghiệm thế giới, dần hoàn thiện lý thuyết, phòng chống dịch, bình tĩnh, tự tin thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Đặc biệt, chúng ta thực hiện quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine với việc thành lập Quỹ vaccine, triển khai ngoại giao vaccine, tổ chức chiến dịch tiêm chủng thần tốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ai không có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau, tổ chức cho nhân dân đón Tết an toàn, nghĩa tình, vui tươi, tiết kiệm. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác

 Thời gian tới, tình hình được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, chủng Omicron lây lan rất nhanh và có thể xuất hiện các chủng mới. Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, phải bám sát tình hình, dự báo tốt nhất để có mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, giải pháp, phương án, kịch bản phù hợp, luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng, tích cực ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra một cách khoa học, kịp thời, hợp lý, hiệu quả.

Chúng ta tiếp tục thực hiện "đa mục tiêu" theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban, bộ ngành, địa phương; trong đó, mục tiêu y tế là giảm tối đa tử vong, giảm ca chuyển nặng, bảo vệ tối đa tính mạng, sức khỏe người dân, không để bị động, lúng túng, bất ngờ nếu xuất hiện các chủng mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các nguyên lý, phương châm, công thức phòng chống dịch. Đặc biệt, tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa xuân năm 2022 theo tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa". Thực tiễn cho thấy những nơi đã bao phủ đủ 3 mũi thì cơ bản rất an toàn, số ca chuyển nặng, tử vong chủ yếu là người chưa tiêm vaccine, người già, có bệnh nền. Thủ tướng lưu ý phải nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Thủ tướng giao Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước để chủ động nguồn cung vaccine theo tinh thần nhanh nhất về mặt thủ tục hành chính nhưng bảo đảm các yêu cầu về mặt khoa học, chuyên môn. Bộ Y tế chủ động công bố, cho phép nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị trong nước bảo đảm công khai, minh bạch, chống đầu cơ, tiêu cực.

Bộ Y tế tiếp tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình, phác đồ, theo dõi y tế, chăm sóc, điều trị tại nhà đối với các trường hợp F0, các ca bệnh nhẹ, các trường hợp tiếp xúc gần… Ngành y tế phải bảo đảm đồng thời các nhiệm vụ thường xuyên, công việc khám, chữa bệnh, cấp cứu các bệnh khác cho nhân dân trong dịp Tết.

Các ý kiến tại cuộc họp đánh giá, sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, từng bước khôi phục thị trường lao động, xuất khẩu, thu hút đầu tư... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về mở cửa trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai, minh bạch lộ trình ngày tháng mở cửa cụ thể, điều kiện, công việc cần làm, diễn tập các phương án xử lý khi có ca nhiễm COVID trong trường học, tinh thần là mở cửa sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, hiệu quả, giảm thiểu tối đa sự lo lắng của phụ huynh, học sinh. Liên quan vấn đề này, trong tháng 2, Chính phủ sẽ ban hành, triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan công bố lộ trình mở cửa du lịch sớm nhất có thể, không để lỡ cơ hội phát triển, bảo đảm tính tổng thể, liên thông, thống nhất, nhất quán với hoạt động giao thông vận tải trong mọi loại hình (đường bộ, đường thủy, hàng không), bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cách làm thống nhất trong quản lý xuất nhập cảnh.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì công tác bảo đảm an sinh xã hội, tinh thần là không để ai không có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau, tổ chức cho nhân dân đón Tết an toàn, nghĩa tình, vui tươi, tiết kiệm.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân; các bộ, cơ quan phối hợp với các địa phương tổ chức cho người dân về quê đón Tết an toàn và trở lại nơi làm việc kịp thời.

Bộ Công thương bảo đảm oxy chữa bệnh, năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, các hàng hóa thiết yếu, tránh đầu cơ, nâng giá, ảnh hưởng tới nền kinh tế và nhất là tới đời sống người dân trong dịp Tết; phối hợp với các cơ quan tiếp tục thúc đẩy giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản tại biên giới, đồng thời triển khai các giải pháp căn cơ, lâu dài, xuất khẩu phải an toàn, an toàn để xuất khẩu.

Bộ Giao thông vận tải không để ách tắc giao thông với quy định thống nhất trên toàn quốc. Thủ tướng một lần nữa yêu cầu các địa phương không được ban hành quy định riêng về phòng chống dịch, nếu ban hành, áp dụng quy định khác thì phải báo cáo cấp trên một cấp.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị tiếp tục vận động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác an sinh xã hội và phòng chống dịch; Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc các cấp nắm chắc tình hình nhân dân, tiếp nhận các ý kiến về phòng chống dịch, đi lại, an sinh xã hội… để xử lý, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo các cơ chế đã có, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn rõ hơn về công tác đấu thầu, mua sắm phục vụ phòng chống dịch, bảo đảm công khai minh bạch theo yêu cầu của pháp luật.

Cùng với đó, các đơn vị tiếp tục tích cực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong phòng chống dịch, Bộ Công an mở rộng điều tra tích cực hơn nữa vụ Việt Á để sớm đưa ra xét xử công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác truyền thông, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng sự thật, phân tích, đánh giá khách quan, không gây hoang mang, lo sợ cho người dân; đấu tranh tích cực, hiệu quả với các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, sai sự thật.

Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp ứng trực 24/24 trong dịp Tết để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.

Từ ngày 29/1, bắt đầu chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa xuân

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, so với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1%, số tử vong giảm 13,8%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 7,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 13,9%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 21,2%, số ca tử vong giảm 7,5%, số ca khỏi bệnh tăng 6,2%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 3,4%, số ca nặng, nguy kịch giảm 11,6%. So sánh giữa tháng 1/2022 và tháng 12/2021, số ca tử vong/100.000 dân của tháng 1/2022 ghi nhận là 5 ca (giảm 2 ca so với tháng trước).

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người già, người có bệnh nền).

Các ý kiến tại cuộc họp nhận định, thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện "đa mục tiêu". Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, từng bước khôi phục thị trường lao động, xuất khẩu, thu hút đầu tư; công tác bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả; công tác an sinh xã hội được tăng cường. Bộ Y tế đang rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định 4800/QĐ-BYT phù hợp với tình hình mới. Tính đến ngày 26/1, nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỉ lệ tiêm mũi 1, 2, 3 tương ứng gần 100%, 95,7% và 22,3% ; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm mũi 1, 2 đạt tỉ lệ 95,2% và 86%.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch, tổ chức hiệu quả phân luồng, phân tuyến điều trị; bảo đảm hoạt động hiệu quả của các bệnh viện dã chiến điều trị người bệnh COVID-19 trong dịp Tết; xây dựng phương án dự trữ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị và bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu để sẵn sàng đáp ứng chống dịch và đảm bảo công tác điều trị dịp Tết Nguyên đán 2022.

Các địa phương cho biết sẽ giảm quy mô hoặc tạm dừng tổ chức nhiều sự kiện trong dịp Tết, không tổ chức bắn pháo hoa; có phương án đảm bảo phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động, khách tham quan, du lịch… tại các địa điểm công cộng. Đặc biệt, từ ngày 29/1/2022 đến hết ngày 28/2/2022, sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa xuân năm 2022 cho toàn bộ trẻ em và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm.

Mai Anh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/thu-tuong-yeu-cau-chuan-bi-ky-luong-bai-ban-than-trong-trong-viec-tiem-vaccine-cho-tre-em-tu-5-11-tuoi-188948.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com