Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thực hiện khai báo y tế khi mua thuốc ho, sốt: Chống dịch, chống cả bán thuốc tùy tiện

20/04/2020 16:10

Kinhte&Xahoi UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở bán lẻ thuốc lập sổ theo dõi thông tin người mua, nhất là những người có triệu chứng ho, sốt, khó thở phải khai báo y tế. Biện pháp này vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa lấp lỗ hổng dược sĩ thành… “bác sĩ”, bán thuốc không kê đơn tồn tại lâu nay tại các cửa hàng thuốc. Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, không phải cửa hàng thuốc nào cũng nghiêm túc thực hiện yêu cầu này.

Nhân viên một cửa hàng thuốc trên phố Ngọc Lâm (quận Long Biên) lập sổ theo dõi thông tin người mua thuốc.

Biết phạt nhưng vẫn... bán 

Theo khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới vào tối 17-4 tại nhà thuốc H.P (ở phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên), nơi đây đã tuân thủ các biện pháp phòng dịch, như: Lắp tấm kính chắn giọt bắn tại quầy thuốc, bố trí các bình rửa tay sát khuẩn tại khu vực dễ thấy. Tuy nhiên, khi phóng viên muốn mua thuốc điều trị cảm, sốt và ho, nhân viên hiệu thuốc chỉ hỏi qua triệu chứng, không đo thân nhiệt, không yêu cầu khai báo y tế và chỉ định nên uống kháng sinh mặc dù biết rõ làm như vậy là vi phạm quy định và nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt.

Còn tại nhà thuốc P.H (ở phố Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên), có niêm yết bảng thông báo ngay trước quầy thuốc, với nội dung: Người bệnh có biểu hiện đau nhức, ho, sốt không tự ý uống thuốc cảm cúm, thuốc ho, thuốc hạ sốt, mà phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Thế nhưng, trong vai người bị ho, sốt, phóng viên vẫn mua được thuốc ho, thuốc kháng sinh tại nhà thuốc này… Tương tự, khảo sát tại nhà thuốc T.A (ở phố Nguyễn Văn Lộc, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) cho thấy, nhà thuốc không thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt đối với những khách hàng có triệu chứng ho, sốt, đau họng khi đến đây. 

Bên cạnh đó, nhiều hiệu thuốc đã nắm được yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và chấp hành tương đối đầy đủ. Khảo sát tại nhà thuốc N.M (ở đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân), quầy thuốc B.L (ở thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) vào sáng 18-4, phóng viên Báo Hànộimới nhận thấy, các cửa hàng thuốc này không chỉ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, mà bất cứ khách hàng nào đến đây đều được kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai báo thông tin y tế đầy đủ. Dược sĩ Đặng Thị Lan, chủ quầy thuốc B.L, thị trấn Đông Anh cho rằng, để việc khai báo y tế đạt được mục đích đề ra, người bệnh cần phối hợp tốt với các nhà thuốc, chủ động thực hiện khai báo y tế.

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, bệnh nhân số 243 mắc Covid-19 (ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh) có biểu hiện ho, sốt đã tự đi mua thuốc hạ sốt và vẫn tiếp xúc với nhiều người, trở thành nguồn gây bệnh. Do đó, khả năng một người dương tính với Covid-19, nhưng lại cho rằng, mình chỉ mắc cảm cúm thông thường là rất cao. Vì vậy, việc yêu cầu khai báo y tế đối với những người mua thuốc cảm, sốt tại các hiệu thuốc là biện pháp hết sức cần thiết, giúp sàng lọc một cách hiệu quả và hạn chế tình trạng bỏ sót người nhiễm bệnh trong cộng đồng.

Còn theo ông Nguyễn Văn Khải, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược (Sở Y tế Hà Nội), thói quen bị cảm, sốt tự đến nhà thuốc mua thuốc về uống đã dẫn đến tình trạng khó kiểm soát nhiều ca bệnh có nguy cơ mắc Covid-19. Gần đây, Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn. Qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn tình trạng bán thuốc không cần đơn, không lập sổ theo dõi người mua thuốc, không thực hiện đo thân nhiệt cho khách hàng, không hướng dẫn những khách hàng ho, sốt, khó thở kê khai y tế…

Một quầy thuốc trên địa bàn huyện Đông Anh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Tăng cường kiểm tra, xử phạt thật nặng 

Ông Nguyễn Văn Khải, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế Hà Nội, cho hay, hiện các loại thuốc sốt, ho, cảm cúm thông thường được phép bán lẻ và sử dụng không có đơn của bác sĩ. Chính vì vậy, việc nhân viên bán thuốc phải tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc, khai thác thông tin bệnh sử của khách hàng, người mua và yêu cầu khai báo y tế đầy đủ sẽ góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nhận thức được sự cần thiết phải khai báo y tế khi mua thuốc sốt, ho, cảm cúm thông thường nên nhiều người dân rất hợp tác. Khác với trước đây, giờ đây khi đi mua thuốc ho, chị Nguyễn Thị Thu (ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh) được nhân viên quầy thuốc tiến hành đo thân nhiệt, yêu cầu liệt kê các thông tin vào sổ theo dõi, như: Số điện thoại, địa chỉ, lý do mua thuốc, các triệu chứng sức khỏe… Theo chị Thu, lúc đầu thấy quy định có vẻ hơi rườm rà, nhưng khi được nhân viên quầy thuốc giải thích chị đã hiểu. Để bảo đảm an toàn, chị Thu cũng cho rằng mọi người nên tự giác thực hiện, nhất là trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng rất cao.

Theo ông Nguyễn Thanh Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh, tâm lý chung của một bộ phận người dân là ngại kê khai thủ tục, vì lo sợ phải cách ly y tế, phải lấy mẫu xét nghiệm. Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường kiểm tra việc bán thuốc theo đơn và khai báo y tế tại các nhà thuốc. Khi kiểm tra, nếu phát hiện nhà thuốc, quầy thuốc bán thuốc ho, sốt, cảm cúm cho người dân mà không thực hiện kê khai y tế, hay bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc, huyện sẽ tiến hành xử phạt ở mức cao nhất theo quy định.

Còn theo bà Phạm Hồng Diệp, Trưởng phòng Y tế quận Thanh Xuân, những thông tin khai báo y tế của người dân khi được gửi tới cơ quan y tế địa phương sẽ được điều tra, xác minh lại. Không phải trường hợp nào mua các loại thuốc: Ho, sốt, cảm cúm… cũng phải bị cách ly hay lấy mẫu xét nghiệm, vì vậy người dân không cần phải lo lắng. Hiện tại, Phòng Y tế quận đã yêu cầu hơn 300 nhà thuốc trên địa bàn cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đến thời điểm này, 100% các nhà thuốc trên địa bàn quận đã niêm yết số điện thoại đường dây nóng của 11 phường và 2 số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân.

Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có 7.196 cơ sở cung ứng thuốc đang hoạt động, trong đó có 1.129 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, 3.592 nhà thuốc và 2.475 quầy thuốc. Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để kiểm soát việc bán thuốc theo đơn, ngành Y tế đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối các nhà thuốc. Trong tuần này, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 và kết nối liên thông tại các nhà thuốc, quầy thuốc. Nếu cơ sở nào không tuân thủ thực hiện sẽ bị xử phạt, thậm chí bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. “Người dân cũng nên bỏ thói quen tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc, để tránh “tiền mất tật mang””, ông Trần Văn Chung khuyến cáo.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Link bào gốc http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/965067/thuc-hien-khai-bao-y-te-khi-mua-thuoc-ho-sot-chong-dich-chong-ca-ban-thuoc-tuy-tien?fbclid=IwAR0VZUQgLXHpMTePPC-AxZsbXs0u9H9OeZXdLuLgI1jHY1OmDtMQHfM8m-s

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com