Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thuốc trị Covid-19 miễn phí nhưng được rao bán 14,5 triệu đồng/hộp!

13/12/2021 06:39

Kinhte&Xahoi Trong khi thuốc trị Covid-19 cấp miễn phí, chưa được cấp phép nhiều người bất chấp luật pháp công khai bán với giá “cắt cổ”, vậy nguồn thuốc này là thật hay giả, từ đâu ra?

Từ tháng 8/2021, tại Việt Nam, thuốc điều trị Covid-19 chứa hoạt chất Molnupiravir, đã được Bộ Y tế phê duyệt chương trình điều trị thí điểm có kiểm soát F0 trong cộng đồng và tại nhà có triệu chứng nhẹ dưới hình thức cấp miễn phí cho người mắc Covid-19. Thuốc chứa hoạt chất này và thuốc chứa các hoạt chất Favipiravir; Baricitinib; 2-Deoxy-D-Glucose hiện chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam thế nhưng trên nhiều trang mạng xã hội các loại thuốc chứa các hoạt chất này đang được chào bán công khai, không kiểm soát, với nhiều mức giá khác nhau.

 Cấm cứ cấm – bán vẫn bán

Trên các hội, nhóm nhà thuốc và trình dược đăng tải nhiều bài viết rao bán thuốc chữa Covid-19 chứa các hoạt chất hiện chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có đủ các tên thuốc khác nhau được chào bán như: Molnupiravir 400mg; Movfor 200mg; Molaz 200mg; Fabi flu 400mg; Favivir 20mg; Feravir 400mg… hàng của các nước Nga , Ấn Độ, Việt Nam,… sản xuất.

Thuốc điều trị Covid-19 đăng bán trái phép khắp các hội nhóm trên Facebook. Ảnh Pháp luật Plus

Để hiểu rõ hơn về mặt trái của việc tự mua thuốc điều trị Covid-19 qua mạng xã hội từ lời cảnh báo của bác sĩ và chuyên gia. Trong vai người cần mua thuốc Phóng viên (PV) Pháp luật Plus tìm hiểu qua mạng xã hội facebook tài khoản có tên "Kim Ngân" cho biết: “Molnupiravir nhập tại Nga, có hóa đơn chứng từ đầy đủ. Hiện, thuốc này bán ở Hà Nội đã hết, chỉ còn hàng bán ở Sài Gòn…Em ở Sài Gòn nên em nhận ship toàn thành phố với giá 5,6 triệu/lọ Molnupiravir”.

Cũng trong vai khách hàng, PV nhắn tin tới tải khoản “Molnupiravir - Chữa F0 Tại Nhà” đăng tải nhiều bài đăng bán thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir khá đa dạng, như loại vỉ 17 viên, 34 viên, 40 viên/ hộp có nguồn gốc Ấn Độ. PV liên hệ tới chủ tài khoản facebook nêu trên được người này cho biết: “Hàng Ấn Độ Molaz 200mg/hộp 40 viên có giá 5,5 triệu đồng, Molnupiravir 400mg/hộp 20 viên do Việt Nam sản xuất có giá 1,9 triệu đồng”.

PV ngỏ ý muốn nhập số lượng lớn, cá nhân này cho biết: “Đây là dòng nhập khẩu, Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu chính thống nên hàng về ít, đồng nghĩa với việc số lượng lớn sẽ không có để bán. Nếu khách hàng muốn lấy hàng, lấy bao nhiêu thì chuyển khoản tiền và bên mình sẽ ship thuốc qua chứ không gặp trực tiếp để nhận hàng”.

Cùng loại Molnupiravir 400mg do Công ty Stella (40 Đại Lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, phường An Phú, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) sản xuất thế nhưng theo tham khảo của PV trên nhóm “HỘI NHÀ THUỐC TÂY” được nhiều người đăng bán, tài khoản facebook “Tran Van Cuong”  chủ động chào với giá 14,5 triệu đồng/ hộp hàng chính hãng, người này cho biết thuốc này được “các bệnh viện đều đang sử dụng thuốc đấy cho F0… nguồn từ bệnh viện”.

PV tỏ ra băn khoăn về giá thuốc cao, được người bán cho biết: “Nhiều người mua nên nguồn mới đẩy giá lên. Molcovir 200mg/hộp 40 viên giá 7,5 triệu; Molaz 200mg/ hộp 40 viên có giá 5 triệu đồng…”.

Thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir 400mg do Công ty Stella sản xuất được rao bán với giá 14,5 triệu/hộp 20 viên. Ảnh Pháp luật Plus

Theo nhân viên đơn vị phân phối thuốc Công ty CP Dược phẩm Stella cho biết: “Thuốc Molnupiravir 400mg do Công ty Stella sản xuất hiện đang được đưa vào dự án để Bộ Y tế điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19, không phân phối ra thị trường”, thế nhưng loại thuốc này đang được bán nhiều với giá “cắt cổ” trên mạng xã hội.

Nhằm sáng tỏ vấn đề trên, PV Pháp luật Plus đã liên hệ tới nhà máy 2 Công ty CP Dược phẩm Stella nơi sản xuất thuốc Molnupiravir 400mg duy nhất tại Việt Nam, tuy nhiên công ty này hiện chưa trả lời.

 Việt Nam sản xuất Molnupiravir điều trị Covid-19

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện có 3 doanh nghiệp dược trong nước có kế hoạch và đang từng bước triển khai sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir - loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng.

Theo Bộ Y tế, trong các đơn vị sản xuất thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir, Công ty Dược Stella Việt Nam đã được chấp thuận triển khai thử nghiệm lâm sàng. Do trong nước hiện chưa có thuốc Molnupiravir được cấp số đăng ký lưu hành nên Bộ Y tế đang xem xét các vấn đề về pháp lý, chuyên môn để đề xuất, trình Chính phủ chấp thuận cấp số đăng ký lưu hành thuốc kháng virus này trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn nhưng vẫn bảo đảm về an toàn và hiệu quả. Nếu được Chính phủ cho phép, Bộ Y tế sẽ cấp số đăng ký lưu hành thuốc trên cho các doanh nghiệp, chấp nhận cắt giảm một số yêu cầu về hồ sơ thử nghiệm lâm sàng.

Cơ quan chức năng sẽ xử lý hành vi rao bán thuốc chữa Covid-19 trái phép

Theo VOV đưa tin, mới đây tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM ngày 9/12, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết: Bộ Y tế cấp phát hơn 25.000 liều Molnupiravir (gói thuốc C), ngành Y tế thành phố cũng được cấp 2.300 liều Faipiravir, một số loại thuốc đông y và hơn 30.000 liều thực phẩm chức năng. Số lượng thuốc này được thành phố kiểm soát rất chặt chẽ và sẽ cấp phát đúng đối tượng, bởi việc sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng chỉ định có thể dẫn đến kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Liên quan đến việc rao bán một số loại thuốc chưa được phép lưu hành, “đều bất hợp pháp, Công an TP HCM đang phối hợp với Sở Y tế thành phố tiến hành điều tra và sẽ xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm”- bà Mai thông tin tại buổi họp báo.

Nhiều thuốc có các hoạt chất hiện chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có cả hàng nội địa và nhập khẩu. Ảnh Pháp luật Plus

Mới đây nhất, trong nội dung Công văn 1448 ngày 7/12/2021 Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến, Cục Quản lý Dược đề nghị: Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.


Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh thất thoát, thẩm lậu thuốc ra ngoài thị trường. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định…

Tại Hà Nội, mới đây Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 21608/SYT-NVD chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc ngành Y tế Thủ đô đang tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát thực hiện nghiêm các quy định về quản lý thuốc Molnupiravir.

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Đống Đa - đơn vị đầu ngành về truyền nhiễm quản lý chặt chẽ thuốc Molnupiravir từ tiếp nhận, bảo quản, cấp phát tới các đơn vị tham gia triển khai chương trình; đồng thời theo dõi sử dụng và thu hồi thuốc trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng hết vì bất cứ lý do gì.

Theo Cục Quản lý Dược, việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch và nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu.
 

Phá tan âm mưu sản xuất, buôn bán thuốc điều trị Covid-19 giả

Tại buổi họp báo chiều ngày 27/9/2021, Thượng tá Huỳnh Quang Tiến - Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP HCM cho biết, thời gian qua, Công an TP HCM đã đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, nắm tình hình, đặc biệt những đối tượng đã lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để cung cấp, phân phối, mua bán các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch trái quy định pháp luật... để trục lợi, lừa đảo.

Kết quả, cơ quan Công an TP HCM đã phát hiện, tích cực điều tra, khám phá 6 vụ có liên quan, gồm: 2 vụ việc trục lợi liên quan tiêm ngừa vắc-xin phòng Covid- 19; 1 vụ mua, bán thuốc kháng virus Molnupiavir trái phép; 2 vụ việc sử dụng tài khoản Facebook để lừa đảo cấp giấy đi đường, tiêm vắc-xin, bán thuốc kháng virus và 1 vụ “Sản xuất, buôn bán hàng giả” thuốc tân dược giả các nhãn hiệu có tác dụng phòng ngừa, chữa trị Covid-19.

Cũng trong thời gian này, Cơ quan Công an quận Bình Tân đã khởi tố, bắt tạm giam hai nhân viên y tế và nhân viên kho dược của Trung tâm Y tế quận Tân Phú và quận Bình Tân về tội buôn bán trái phép thuốc điều trị COVID-19 (thuốc kháng virus Molnupiravir). Những nhân viên này câu kết với nhau tuồn thuốc kháng virus ra ngoài để bán, thu lợi bất chính, bị khởi tố về tội sản xuất, mua bán tân dược giả. 

Lực lượng chức năng phát hiện nhiều lô hàng thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu. Ảnh Báo Sức khỏe và Đời sống.

Theo báo SKĐS, mới đây nhất, Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Hải quan TP HCM phối hợp với lực lượng chức năng đã khám xét 2 kiện hàng nhập khẩu trên chuyến bay từ Nga về Hà Nội, chuyển tiếp vào TP HCM. Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 266 hộp thuốc các loại tổng cộng hơn 3.000 viên thuốc có tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19. Số thuốc này được nhập lậu, theo loại hình quà biếu, tặng, được cất giấu lẫn trong một vài món đồ dùng cá nhân, như quần áo, bánh kẹo...

Tại Hà Nội, chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Cục Hải quan TP Hà Nội phát hiện bắt giữ nhiều lô hàng nhập lậu là các bộ kit test nhanh và các loại thuốc được quảng cáo là thuốc điều trị COVID-19. Cơ quan chức năng đã thu giữ: 1.470 hộp (17 viên/hộp); 78.800 viên; 490 lọ thuốc điều trị COVID-19 (xuất xứ: Ấn Độ); 180 bộ test COVID-19 (xuất xứ: Trung Quốc); 220 hộp thuốc kháng Virus (xuất xứ: Nga).

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Xuân Thành - Hùng Tâm - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/thuoc-tri-covid-19-mien-phi-nhung-duoc-rao-ban-145-trieu-dong-hop-d172524.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com