Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Thương gia bị tố sàm sỡ trên máy bay, chưa có chế tài xử lý hình sự?

31/07/2019 11:44

Kinhte&Xahoi Không chỉ bị tố say rượu và có hành vi quấy rối nữ hành khách trên máy bay, vị khách hạng thương gia còn bị tố sàm sỡ cả nữ tiếp viên trưởng của chuyến bay. Nhiều ý kiến cho rằng, chế tài xử phạt các vụ việc như trên hiện nay chưa đủ mạnh và chưa đủ sức răn đe.

Bị “sờ vào người”

Cụ thể, tiếp viên trưởng T.P.L của Vietnam Airlines khẳng định hành khách ngồi ghế thương gia đã uống quá nhiều rượu, có hành động sàm sỡ và sờ vào hành khách nữ trên chuyến bay. Tiếp viên trưởng chuyến bay cho biết vị khách này “thậm chí còn sờ cả vào tôi”.

Ông Vũ Anh Cường bị tố sàm sỡ cả tiếp viên trưởng của chuyến bay VN253 từ Hà Nội đi TP.HCM.

Trước đó, chiều 26/7, cơ trưởng chuyến bayVN253 từ Hà Nội đi TP.HCM của hãng hàng khôngVietnam Airlines đã quyết định từ chối phục vụ một nam hành khách ngồi hạng thương gia nhưng có dấu hiệu say xỉn, quấy rối hành khách khác cùng chuyến bay. Nạn nhân bị quấy rối là một nữ khách trẻ tuổi.

Kể lại sự việc, cô gái cho hay khi lên máy bay và vừa ngồi xuống ghế được vài phút thì nam hành khách đi qua. Bất ngờ, người đàn ông này sờ vào vai cô gái rồi lần dần xuống phía sườn. Quá hốt hoảng, nạn nhân phản ứng và nói to: "Chú làm cái gì đấy”, vị khách nam lúc này có dấu hiệu say rượu vẫn thản nhiên cười và nói "Chú có làm gì đâu".

Theo lời kể của nữ khách, rất may lúc đó, tiếp viên trưởng chuyến bay đã xuất hiện kịp thời. Khi tiếp viên trưởng hỏi vị hành khách nam có phải ông ta đang say rượu, người đàn ông đã thừa nhận. Sự việc sau đó được báo cáo cơ trưởng chuyến bay và cơ trưởng quyết định từ chối phục vụ nam hành khách này.

An ninh sân bay và nhân viên phục vụ mặt đất được đề nghị có mặt để đưa nam hành khách rời khỏi máy bay. Đáng chú ý, nạn nhân cho biết vị khách nam đã sàm sỡ cô còn dọa tiếp viên về việc ông ta có quan hệ với một ai đó có chức sắc, tuy nhiên, phi hành đoàn vẫn kiên quyết xử lý.

Hành khách hạng thương gia dính vào bê bối này là ông Vũ Anh Cường (sinh năm 1960), chủ Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Đất Lành. Trả lời báo chí, người đàn ông này biện minh do ông bị vấp chân, trong lúc ngã nhào thì vịn tay vào thành ghế. Người phụ nữ đang dựa lưng vào thành ghế nên ông Cường vô tình chạm vào. Vị doanh nhân thừa nhận trước khi lên máy bay có uống rượu.

Khó xử lý hình sự

Liên quan đến vụ việc, Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết nếu sự việc có dấu hiệu vi phạm hình sự sẽ chuyển vụ việc cho công an. Còn trường hợp ông Cường có hành vi quấy rối nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì Cảng vụ vẫn tiến hành xử phạt hành chính. Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: "Cần phải xác minh, xử lý thật nghiêm để đảm bảo đúng chất lượng của hạng thương gia trên chuyến bay", luật sư Cường nhấn mạnh.

Luật sư cho rằng nếu kết quả xác minh cho thấy vụ việc gây ra hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan công an cần thiết vào cuộc. Nếu làm rõ việc ông Vũ Anh Cường quấy rối tình dục nữ khách gây mức độ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến nhiều người trên chuyến bay, thì có thể xử lý hình sự nam hành khách trên về tội Gây rối trật tự công cộng.

Còn nếu không đủ căn cứ xử lý hình sự mà cơ quan chức năng xác định hành vi của người đàn ông sinh năm 1960 có chủ ý, mục đích quấy rối tình dục làm tổn hại danh dự, nhân phẩm người khác thì có thể áp dụng 2 chế tài xử phạt hành chính theo luật hiện hành.

Thứ nhất, hành vi của vị khách hạng thương gia có thể bị phạt tiền 100.000 đến 300.000 đồng theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 do xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác. Thứ hai, việc làm của ông Vũ Anh Cường gây ảnh hưởng đến an toàn bay thì có thể xử phạt ông này 5 đến 10 triệu đồng, theo Khoản 5, Điều 24 Nghị định 147 năm 2013 do vi phạm trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Trưởng văn phòng Luật Kết Nối) cho rằng đối chiếu với luật hiện hành, nếu tố cáo của 2 phụ nữ trên là đúng thì dù cơ quan chức năng chứng minh được hành vi của ôngVũ Anh Cường là dâm ô, cũng không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư lý giải Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bỏ quy định về tội danh Dâm ô đối với người trên 16 tuổi. Xử lý hình sự các hành vi dâm ô, xâm hại tình dục chỉ áp dụng trong vụ án mà bị hại dưới 16 tuổi. Vì thế, nếu đủ căn cứ chứng minh ông Cường đã sàm sỡ 2 nạn nhân thì vị khách hạng thương gia cũng chỉ bị phạt hành chính.

"Đó là một lỗ hổng pháp lý rất lớn về các tội danh liên quan đến dâm ô, quấy rối tình dục", ông Hùng nói và cho biết trong mọi trường hợp, việc đụng chạm cơ thể người khác đều gây ra sự bức xúc, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý dù nạn nhân ở độ tuổi nào.

Không có “dâm ô với người lớn”?!

Hiện nay, TANDTối cao vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến bàn luận dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng các tội xâm hại tình dục. Ngay cả với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, hiện cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh dự thảo hướng dẫn áp dụng tội này.

TS-luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn LS TP HCM) cũng cho rằng bản thân Điều146–Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi và dự thảo nghị quyết hướng dẫn có một số điểm chưa ổn như sau: Về tuổi của người bị hại, điều luật chỉ quy định tuổi của người bị hại là người dưới 16 tuổi.

Hiện BLHS và BLTTHS đều sử dụng cụm từ “người dưới 18 tuổi” và có những quy định dành riêng cho các đối tượng là người dưới 18 tuổi. Hiện nay BLHS quy định ba loại hành vi xâm hại tình dục, đó là giao cấu, hành vi quan hệ tình dục khác và dâm ô với người dưới 16 tuổi.

“Từ quy định trên có thể kết luận những hành vi tương tự như hành vi dâm ô nhưng được thực hiện với chủ thể là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, với người trên 18 tuổi hoặc với những người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi thì không bị xử lý trách nhiệm hình sự?”- LS Trạch đặt vấn đề.

Theo Báo cáo nghiên cứu về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy, chiếm phần lớn các nạn nhân bị quấy rối tình dục ở Việt Nam là nữ giới (78,2%) và độ tuổi của các nạn nhân này (trong khoảng từ 18 đến 30).

Ở Việt Nam, quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trong xã hội được nhìn nhận như một vấn đề nhạy cảm, khó nói nên có rất ít thông tin để chia sẻ. Tuy nhiên trên thực tế, những hình thức thể hiện của hành vi này lại vô cùng phong phú, có thể được biểu thị dưới dạng hành động, cử chỉ, lời nói và thậm chí là không bằng lời nói khiến cho “nạn nhân” hết sức bức xúc.

Đơn giản có thể chỉ là cái liếc mắt đưa tình, hoặc nhìn chằm chằm vào một bộ phận nào đó trên cơ thể người khác giới hay nói bóng gió, gửi ảnh liên quan đến tình dục. Nguy hiểm hơn, đó có thể là sự động chạm một cách cố ý, hay có những hành động trên cơ thể người khác mà không được sự đồng ý của họ và tiến tới sẽ là việc đưa ra những “lời đề nghị khiếm nhã” hoặc có những hành động sàm sỡ, táo bạo ở nơi vắng người.

Điều đáng nói là hành vi sàm sỡ kiểu như trên xảy ra tương đối phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua nếu nó chưa thực sự gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hoặc hậu quả của hành vi rất khó để chứng minh. 


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa

Từ ngày 15/9/2018, Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com